Địa điểm tiếp công dân của Bộ Kế hoạch và Đầu tư được đặt tại đâu? Có những hành vi nào bị nghiêm cấm trong việc tiếp công dân của Bộ Kế hoạch và Đầu tư?

Cho tôi hỏi địa điểm tiếp công dân của Bộ Kế hoạch và Đầu tư được đặt tại đâu? Có những hành vi nào bị nghiêm cấm trong việc thực hiện tiếp công dân của Bộ Kế hoạch và Đầu tư? Câu hỏi của anh PNL từ Vĩnh Long.

Địa điểm tiếp công dân của Bộ Kế hoạch và Đầu tư được đặt tại đâu?

Địa điểm tiếp công dân của Bộ Kế hoạch và Đầu tư được quy định tại tiểu mục 2 Mục VI Nội quy tiếp công dân tại Địa điểm tiếp công dân của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành kèm theo Quyết định 1156/QĐ-BKHĐT năm 2015 như sau:

LỊCH TIẾP CÔNG DÂN
1. Bộ phận thường trực tiếp công dân
Thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư là đơn vị thường trực tiếp công dân.
2. Địa điểm tiếp công dân:
Địa điểm tiếp công dân của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đặt tại số 6B Hoàng Diệu, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
3. Thời gian tiếp công dân thường xuyên:
3.1. Lịch tiếp công dân thường xuyên
Từ Thứ Hai đến Thứ Sáu hàng tuần
- Sáng: Từ 8.00 giờ đến 12.00 giờ;
- Chiều: Từ 13.00 giờ đến 17.00 giờ;
3.2. Những ngày không tiếp công dân
Thứ Bảy, Chủ nhật và các Ngày lễ theo quy định của Chính phủ.
3.3. Lịch tiếp công dân của Bộ trưởng, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê và các Cục trưởng thuộc Bộ
Lịch tiếp công dân định kỳ hàng tháng và đột xuất của Bộ trưởng, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê và các Cục trưởng thuộc Bộ sẽ được thông báo bằng văn bản và niêm yết tại phòng tiếp công dân và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Như vậy, theo quy định, địa điểm tiếp công dân của Bộ Kế hoạch và Đầu tư được đặt tại số 6B Hoàng Diệu, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.

Địa điểm tiếp công dân của Bộ Kế hoạch và Đầu tư được đặt tại đâu? Có những hành vi nào bị nghiêm cấm trong việc tiếp công dân của Bộ Kế hoạch và Đầu tư?

Địa điểm tiếp công dân của Bộ Kế hoạch và Đầu tư được đặt tại đâu? (Hình từ Internet)

Có những hành vi nào bị nghiêm cấm trong việc tiếp công dân của Bộ Kế hoạch và Đầu tư?

Những hành vi bị nghiêm cấm trong việc tiếp công dân được quy định tại Mục V Nội quy tiếp công dân tại Địa điểm tiếp công dân của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành kèm theo Quyết định 1156/QĐ-BKHĐT năm 2015 như sau:

CÁC HÀNH VI BỊ NGHIÊM CẤM
1. Gây phiền hà, sách nhiễu hoặc cản trở người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;
2. Thiếu trách nhiệm trong việc tiếp công dân; làm mất hoặc làm sai lệch thông tin, tài liệu do người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh cung cấp;
3. Phân biệt đối xử trong khi tiếp công dân;
4. Lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh để gây rối trật tự công cộng;
5. Xuyên tạc, vu khống, gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân;
6. Đe dọa, xúc phạm cơ quan, tổ chức, đơn vị, người tiếp công dân, người thi hành công vụ;
7. Kích động, cưỡng ép, dụ dỗ, lôi kéo, mua chuộc người khác tập trung đông người tại nơi tiếp công dân;
8. Vi phạm các quy định khác trong nội quy, quy chế tiếp công dân.

Như vậy, theo quy định, các hành vi bị nghiêm cấm trong việc tiếp công dân của Bộ Kế hoạch và Đầu tư gồm có:

(1) Gây phiền hà, sách nhiễu hoặc cản trở người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;

(2) Thiếu trách nhiệm trong việc tiếp công dân; làm mất hoặc làm sai lệch thông tin, tài liệu do người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh cung cấp;

(3) Phân biệt đối xử trong khi tiếp công dân;

(4) Lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh để gây rối trật tự công cộng;

(5) Xuyên tạc, vu khống, gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân;

(6) Đe dọa, xúc phạm cơ quan, tổ chức, đơn vị, người tiếp công dân, người thi hành công vụ;

(7) Kích động, cưỡng ép, dụ dỗ, lôi kéo, mua chuộc người khác tập trung đông người tại nơi tiếp công dân;

(8) Vi phạm các quy định khác trong nội quy, quy chế tiếp công dân.

Trường hợp có nhiều người cùng khiếu nại, tố cáo về cùng một nội dung thì giải quyết thế nào?

Trường hợp có nhiều người cùng khiếu nại, tố cáo về cùng một nội dung được quy định tại tiểu mục 7 Mục II Nội quy tiếp công dân tại Địa điểm tiếp công dân của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành kèm theo Quyết định 1156/QĐ-BKHĐT năm 2015 như sau:

NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI ĐẾN KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, KIẾN NGHỊ, PHẢN ÁNH
...
5. Trình bày trung thực sự việc, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; ký hoặc điểm chỉ xác nhận những nội dung trình bày đã được người tiếp công dân ghi chép lại.
6. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung khiếu nại, tố cáo của mình.
7. Trường hợp có nhiều người cùng khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về cùng một nội dung thì phải cử người đại diện (Người đại diện phải là người khiếu nại, người tố cáo, người kiến nghị, người phản ảnh; có từ 05 đến 10 người thì cử 01 hoặc 02 người đại diện; có trên 10 người thì có thể cử thêm người đại diện nhưng không quá 05 người) để trình bày nội dung và làm việc với người tiếp công dân. Việc cử người đại diện phải thể hiện bằng văn bản có chữ ký của tất cả những người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh. Người đại diện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của việc đại diện và văn bản cử người đại diện.
8. Không được tự ý đi lại trong Trụ sở của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoặc quay phim, chụp ảnh, ghi âm khi chưa có sự đồng ý của người tiếp công dân.
9. Hết giờ làm việc, người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh không được lưu lại tại Địa điểm tiếp công dân.

Như vậy, theo quy định, trường hợp có nhiều người cùng khiếu nại, tố cáo về cùng một nội dung thì phải cử người đại diện để trình bày nội dung và làm việc với người tiếp công dân.

Lưu ý: Người đại diện phải là người khiếu nại, người tố cáo.

Trường hợp có từ 05 đến 10 người thì cử 01 hoặc 02 người đại diện; có trên 10 người thì có thể cử thêm người đại diện nhưng không quá 05 người).

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tiếp công dân

Nguyễn Thị Hậu

Tiếp công dân
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tiếp công dân có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tiếp công dân
MỚI NHẤT
Pháp luật
Người tiếp công dân có quyền từ chối tiếp công dân có hành vi xúc phạm người tiếp công dân hay không?
Pháp luật
Ai là người trực tiếp tiếp công dân tại trụ sở tiếp công dân? Ban tiếp công dân cấp huyện do cơ quan nào thành lập để trực tiếp quản lý trụ sở tiếp công dân cấp huyện?
Pháp luật
Nội dung thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân như thế nào theo Thông tư 07 2024?
Pháp luật
Trong hoạt động tổ chức công tác tiếp công dân khi thực hiện pháp luật về tiếp công dân như thế nào?
Pháp luật
Người đứng đầu cơ quan trong việc tiếp công dân phải trực tiếp thực hiện việc tiếp công dân mấy lần trong tháng?
Pháp luật
Địa điểm tiếp công dân cấp xã có được hưởng chế độ bồi dưỡng áp dụng đối với người tiếp công dân không?
Pháp luật
Ban tiếp công dân cấp tỉnh tiếp nhận và xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh nào tại Trụ sở tiếp công dân cấp tỉnh?
Pháp luật
Trụ sở tiếp công dân ở trung ương có được đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh? Đại diện Ủy ban Kiểm tra Trung ương tiếp nhận, xử lý kiến nghị về những gì?
Pháp luật
Người tiếp công dân có được từ chối tiếp người đang mắc bệnh tâm thần không? Nếu có thì khi từ chối, người tiếp công dân phải làm gì?
Pháp luật
Khi từ chối tiếp công dân cố tình khiếu nại kéo dài người đứng đầu cơ quan cần phải làm gì? Mẫu Thông báo từ chối tiếp công dân là mẫu nào?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào