Dịch hại thực vật xảy ra Cơ quan nhà nước có công bố hay không? Chống dịch hại thực vật được tổ chức như thế nào?
Quy định công bố dịch hại thực vật
Theo Điều 17 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013 quy định công bố dịch hại thực vật như sau:
- Công bố dịch hại thực vật trong các trường hợp sau đây:
+ Khi sinh vật gây hại thực vật bùng phát, có nguy cơ lây lan nhanh trên diện rộng, gây thiệt hại nghiêm trọng đối với thực vật;
+ Khi phát hiện sinh vật gây hại lạ, đối tượng phải kiểm soát có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng đối với thực vật;
+ Khi phát hiện đối tượng kiểm dịch thực vật xâm nhập vào lãnh thổ Việt Nam, có nguy cơ lây lan.
- Thẩm quyền công bố dịch hại thực vật được quy định như sau:
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ đề xuất của cơ quan chuyên môn về nông nghiệp thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định công bố dịch tại địa phương trong trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này và báo cáo ngay Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
+ Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn căn cứ đề xuất của cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở trung ương quyết định công bố dịch trong trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này khi dịch xảy ra có nguy cơ lây lan, gây thiệt hại nghiêm trọng từ hai tỉnh trở lên và trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này, đồng thời báo cáo ngay Thủ tướng Chính phủ.
- Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Công bố dịch hại thực vật
Quy định công bố hết dịch hại thực vật
Tại Điều 19 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013 quy định công bố hết dịch hại thực vật như sau:
"Khi dịch hại thực vật đã được khống chế và không còn nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng thì người có thẩm quyền công bố dịch theo quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này quyết định công bố hết dịch."
Chống dịch hại thực vật được tổ chức như thế nào?
Căn cứ Điều 18 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013 quy định tổ chức chống dịch hại thực vật như sau:
- Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm sau đây:
+ Chỉ đạo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có dịch huy động nguồn lực tại địa phương nhanh chóng thực hiện các biện pháp khống chế, dập tắt dịch, ngăn ngừa dịch lây lan sang các vùng khác; kiểm tra việc công bố dịch và tổ chức chống dịch của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có dịch;
+ Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc hỗ trợ chống dịch và triển khai việc hỗ trợ chống dịch;
+ Báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả chống dịch và kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ chống dịch, khắc phục hậu quả do dịch gây ra và khôi phục sản xuất.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm sau đây:
+ Chỉ đạo cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan của tỉnh thực hiện các biện pháp để nhanh chóng khống chế, dập tắt dịch, ngăn ngừa dịch lây lan sang các vùng khác;
+ Bố trí, huy động nguồn lực tại địa phương để phòng, chống dịch;
+ Chỉ đạo tuyên truyền, phổ biến các biện pháp chống dịch trên địa bàn;
+ Tăng cường thanh tra, kiểm tra, thực hiện bình ổn giá vật tư nông nghiệp trong chống dịch;
+ Thực hiện các chính sách hỗ trợ chống dịch, khắc phục hậu quả do dịch gây ra, ổn định đời sống, khôi phục sản xuất;
+ Đề xuất Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ kinh phí, vật tư và nguồn lực khi yêu cầu chống dịch vượt quá khả năng của địa phương;
+ Báo cáo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kết quả chống dịch và thực hiện chính sách hỗ trợ chống dịch, khắc phục hậu quả do dịch gây ra, ổn định đời sống và khôi phục sản xuất.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã có trách nhiệm sau đây:
+ Huy động nguồn lực tại địa phương thực hiện các biện pháp chống dịch theo chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp trên;
+ Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các biện pháp chống dịch trên địa bàn;
+ Thực hiện các chính sách hỗ trợ chống dịch, khắc phục hậu quả do dịch gây ra, ổn định đời sống và khôi phục sản xuất trên địa bàn;
+ Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp trên quyết định hỗ trợ kinh phí, vật tư và nguồn lực khi yêu cầu chống dịch vượt quá khả năng của địa phương;
+ Báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp trên về kết quả chống dịch và thực hiện chính sách hỗ trợ chống dịch, khắc phục hậu quả do dịch gây ra, ổn định đời sống và khôi phục sản xuất.
- Cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tham mưu, hướng dẫn các biện pháp chống dịch, xác định thiệt hại do dịch gây ra, theo dõi, tổng hợp, đánh giá hiệu quả chống dịch và thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại khoản 9 Điều 16 của Luật này.
- Chủ thực vật, tổ chức, cá nhân có liên quan nơi có dịch phải thực hiện đúng các biện pháp chống dịch theo yêu cầu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
Lê Trần Quang Nhật
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Dịch hại thực vật có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng hợp mẫu Báo cáo kết quả thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở? Thực hiện dân chủ ở cơ sở là gì?
- Gia hạn thời hạn cho thuê nhà là tài sản công không sử dụng để ở có phải thực hiện thủ tục niêm yết giá không?
- Mẫu Quy chế chi tiêu nội bộ công đoàn cơ sở? Bộ máy quản lý tài chính công đoàn cơ sở bao gồm những gì?
- Tổ chức quản lý kinh doanh nhà là tài sản công không sử dụng để ở phải thực hiện đánh giá lại hiện trạng nhà hàng năm đúng không?
- Đảng viên được miễn công tác và sinh hoạt đảng có phải làm kiểm điểm cuối năm không? Có được dự đại hội đảng viên?