Điểm kinh doanh tại chợ được hiểu như thế nào? Điểm kinh doanh tại chợ có diện tích tối thiểu là bao nhiêu?
- Điểm kinh doanh tại chợ được hiểu như thế nào? Điểm kinh doanh tại chợ có diện tích tối thiểu là bao nhiêu?
- Ai sẽ là người ký và thực hiện hợp đồng với các thương nhân về việc thuê và sử dụng điểm kinh doanh tại chợ?
- Nguyên tắc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng chợ do Nhà nước đầu tư bao gồm những gì?
Điểm kinh doanh tại chợ được hiểu như thế nào? Điểm kinh doanh tại chợ có diện tích tối thiểu là bao nhiêu?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 3 Nghị định 60/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
4. Chợ dân sinh là chợ mua bán, trao đổi hàng hóa do người dân sản xuất, nuôi trồng và kinh doanh hàng hóa thông dụng, thiết yếu phục vụ nhu cầu đời sống của người dân.
5. Điểm kinh doanh tại chợ bao gồm quầy hàng, sạp hàng, ki-ốt và cửa hàng được bố trí cố định trong phạm vi chợ theo thiết kế xây dựng chợ. Điểm kinh doanh tại chợ có diện tích tối thiểu là 3 m2/điểm.
...
Như vậy, điểm kinh doanh tại chợ bao gồm: quầy hàng, sạp hàng, ki-ốt và cửa hàng được bố trí cố định trong phạm vi chợ theo thiết kế xây dựng chợ.
Cùng với đó, thì điểm kinh doanh tại chợ sẽ có diện tích tối thiểu là 3 m2/điểm.
Điểm kinh doanh tại chợ được hiểu như thế nào? Điểm kinh doanh tại chợ có diện tích tối thiểu là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Ai sẽ là người ký và thực hiện hợp đồng với các thương nhân về việc thuê và sử dụng điểm kinh doanh tại chợ?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 9 Nghị định 60/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Quyền hạn và trách nhiệm của tổ chức quản lý chợ
1. Tổ chức, triển khai việc quản lý chợ và các dịch vụ phục vụ hoạt động của chợ theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.
2. Thực hiện cải tạo, nâng cấp, duy tu, bảo dưỡng chợ theo quy định; đảm bảo công tác phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, bảo vệ tài nguyên nước, an ninh trật tự, an toàn thực phẩm và đo lường trong phạm vi chợ, các khu vực kinh doanh.
3. Xây dựng Nội quy chợ theo quy định tại Điều 10 Nghị định này, tổ chức điều hành chợ hoạt động theo Nội quy chợ và xử lý các hành vi vi phạm Nội quy chợ theo thẩm quyền.
4. Ký và thực hiện hợp đồng với các thương nhân về việc thuê, sử dụng điểm kinh doanh tại chợ và các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, tổ chức quản lý chợ sẽ có quyền hạn ký và thực hiện hợp đồng với các thương nhân về việc thuê và sử dụng điểm kinh doanh tại chợ và các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật.
Nguyên tắc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng chợ do Nhà nước đầu tư bao gồm những gì?
Căn cứ theo Điều 13 Nghị định 60/2024/NĐ-CP quy định về nguyên tắc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng chợ do Nhà nước đầu tư, quản lý bao gồm:
- Tài sản kết cấu hạ tầng chợ được cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền giao cho đối tượng quản lý, sử dụng phù hợp với điều kiện cụ thể về quy mô chợ, đặc điểm kinh tế xã hội của từng địa phương và quy định của pháp luật.
Việc giao đất, cho thuê đất, thu tiền thuê đất, miễn, giảm tiền thuê đất và quản lý, sử dụng đất gắn với tài sản kết cấu hạ tầng chợ thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật có liên quan.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao cơ quan có trách nhiệm quản lý nhà nước đối với tài sản kết cấu hạ tầng chợ trên địa bàn đảm bảo thống nhất, phân cấp rõ thẩm quyền, trách nhiệm của từng cơ quan và trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan, phù hợp với quy mô chợ, quy định pháp luật và đặc điểm kinh tế xã hội của địa phương.
- Nhà nước khuyến khích thực hiện xã hội hóa nhằm huy động và đa dạng hóa nguồn lực để duy trì, phát triển, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng chợ.
- Tài sản kết cấu hạ tầng chợ được thống kê, kế toán đầy đủ về hiện vật và giá trị; được thực hiện trích khấu hao, tính hao mòn tài sản; bảo trì tài sản theo quy định của pháp luật.
Các đối tượng được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng chợ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 15 Nghị định 60/2024/NĐ-CP và tổ chức có liên quan thực hiện kế toán theo quy định hiện hành.
- Việc quản lý, sử dụng, xử lý và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng chợ phải:
+ Bảo đảm công khai, minh bạch;
+ Bảo đảm mục tiêu an sinh xã hội;
+ Có phương án di dời, đền bù thỏa đáng;
+ Bảo đảm an ninh, trật tự;
+ Không gây thất thoát tài sản nhà nước; được giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán;
+ Phù hợp với quy hoạch;
+ Bảo tồn các công trình có giá trị lịch sử, văn hóa và kiến trúc;
+ Mọi hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng và khai thác phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
- Tài sản kết cấu hạ tầng chợ quản lý, sử dụng và khai thác không hiệu quả, không phù hợp với quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, không phù hợp với mục đích sử dụng ban đầu của tài sản thì việc thu hồi đất gắn với tài sản được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật có liên quan.
Trịnh Kim Quốc Dũng
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Điểm kinh doanh tại chợ có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công tác quan trắc công trình có nằm trong nội dung thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình không?
- Chủ quản hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước được xác định như thế nào?
- Mẫu hồ sơ mời thầu tư vấn theo thông tư 06 mới nhất áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi một giai đoạn một túi hồ sơ?
- Nguyên tắc thành lập Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính là gì?
- Chuyên viên chính về quản lý chương trình giáo dục là chức danh gì? Chuyên viên chính về quản lý chương trình giáo dục phải có những chứng chỉ gì?