Điều kiện chỉ định thầu đối với gói thầu vận chuyển hàng dự trữ quốc gia để cứu trợ trong trường hợp phải giao hàng ngay?
- Điều kiện chỉ định thầu đối với gói thầu vận chuyển hàng dự trữ quốc gia để cứu trợ trong trường hợp phải giao hàng ngay?
- Quy trình chỉ định thầu đối với gói thầu vận chuyển hàng dự trữ quốc gia để cứu trợ trong trường hợp phải giao hàng ngay khi chỉ có một nhà thầu được xác định để nhận hồ sơ yêu cầu thế nào?
- Gói thầu vận chuyển hàng dự trữ quốc gia để cứu trợ trong trường hợp phải giao hàng ngay đáp ứng điều kiện chỉ định thầu thì có thể lựa chọn hình thức khác để lựa chọn nhà thầu không?
Điều kiện chỉ định thầu đối với gói thầu vận chuyển hàng dự trữ quốc gia để cứu trợ trong trường hợp phải giao hàng ngay?
Theo điểm e khoản 1 Điều 23 Luật Đấu thầu 2023 thì chỉ định thầu được áp dụng đối với một số trường hợp trong đó:
Chỉ định thầu
1. Chỉ định thầu được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
…
e) Gói thầu có tính chất nghiên cứu, thử nghiệm, mua bản quyền sở hữu trí tuệ, mua bản quyền chương trình phát sóng; gói thầu vận chuyển hàng dự trữ quốc gia để cứu trợ, viện trợ trong trường hợp phải giao hàng ngay;
…
Theo đó, gói thầu vận chuyển hàng dự trữ quốc gia để cứu trợ, viện trợ trong trường hợp phải giao hàng ngay là một trong những trường hợp được áp dụng chỉ định thầu.
Cũng theo khoản 3 Điều 23 Luật Đấu thầu 2023 cũng quy định: “Việc thực hiện chỉ định thầu đối với gói thầu quy định tại các điểm d, đ, e, g, h, i, k, l và m khoản 1 Điều này phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: …”.
Từ các quy định trên thì điều kiện chỉ định thầu đối với gói thầu vận chuyển hàng dự trữ quốc gia để cứu trợ trong trường hợp phải giao hàng ngay là:
- Có quyết định đầu tư được phê duyệt đối với dự án;
- Có kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt;
- Đã được bố trí vốn để thực hiện gói thầu;
- Có dự toán được phê duyệt theo quy định.
Điều kiện chỉ định thầu đối với gói thầu vận chuyển hàng dự trữ quốc gia để cứu trợ trong trường hợp phải giao hàng ngay? (Hình từ Internet)
Quy trình chỉ định thầu đối với gói thầu vận chuyển hàng dự trữ quốc gia để cứu trợ trong trường hợp phải giao hàng ngay khi chỉ có một nhà thầu được xác định để nhận hồ sơ yêu cầu thế nào?
Quy trình chỉ định thầu đối với gói thầu vận chuyển hàng dự trữ quốc gia để cứu trợ trong trường hợp phải giao hàng ngay khi chỉ có một nhà thầu được xác định để nhận hồ sơ yêu cầu được thực hiện theo quy định tại Điều 76 Nghị định 24/2024/NĐ-CP như sau:
- Việc chỉ định thầu phải được phê duyệt trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Chủ đầu tư quyết định gửi hồ sơ yêu cầu cho một nhà thầu.
- Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu:
+ Lập hồ sơ yêu cầu:
Nội dung hồ sơ yêu cầu bao gồm: thông tin tóm tắt về dự án, dự toán mua sắm, gói thầu; chỉ dẫn việc chuẩn bị và nộp hồ sơ đề xuất; tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu; tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật; xác định giá chỉ định thầu; điều kiện về hợp đồng;
Sử dụng tiêu chí đạt, không đạt để đánh giá về năng lực, kinh nghiệm và đánh giá về kỹ thuật. Hồ sơ yêu cầu được nêu rõ ký mã hiệu, nhãn hiệu, xuất xứ cụ thể của hàng hóa, các yêu cầu về kỹ thuật, dịch vụ có liên quan (nếu có).
+ Trình, thẩm định và phê duyệt hồ sơ yêu cầu: hồ sơ yêu cầu phải được thẩm định theo quy định tại Điều 129 của Nghị định này trước khi phê duyệt. Việc phê duyệt hồ sơ yêu cầu phải được thực hiện bằng văn bản căn cứ vào tờ trình phê duyệt, báo cáo thẩm định hồ sơ yêu cầu;
+ Xác định nhà thầu dự kiến được mời nhận hồ sơ yêu cầu:
Căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu và thông tin sơ bộ về nhà thầu có khả năng thực hiện gói thầu, chủ đầu tư xác định một nhà thầu dự kiến được mời nhận hồ sơ yêu cầu; không phải đánh giá về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu dự kiến được mời nhận hồ sơ yêu cầu khi xác định nhà thầu này.
Nhà thầu được dự kiến chỉ định thầu và nhận hồ sơ yêu cầu khi có tư cách hợp lệ quy định tại các điểm a, b, c, d, e, g và i khoản 1 Điều 5 của Luật Đấu thầu; đối với nhà thầu là hộ kinh doanh khi có tư cách hợp lệ quy định tại các điểm a, b khoản 2 và các điểm d, e khoản 1 Điều 5 của Luật Đấu thầu.
- Tổ chức lựa chọn nhà thầu:
+ Hồ sơ yêu cầu được phát hành cho nhà thầu dự kiến chỉ định;
+ Nhà thầu chuẩn bị và nộp hồ sơ đề xuất căn cứ hồ sơ yêu cầu.
- Đánh giá hồ sơ đề xuất và thương thảo về các đề xuất của nhà thầu:
+ Việc đánh giá hồ sơ đề xuất được thực hiện theo tiêu chuẩn đánh giá quy định trong hồ sơ yêu cầu. Trong quá trình đánh giá, bên mời thầu mời nhà thầu đến thương thảo (nếu có), làm rõ hoặc sửa đổi, bổ sung nội dung hồ sơ đề xuất để chứng minh việc đáp ứng yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm, tiến độ, khối lượng, chất lượng, giải pháp kỹ thuật và biện pháp tổ chức thực hiện gói thầu;
+ Nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện: có hồ sơ đề xuất hợp lệ; có năng lực, kinh nghiệm và đề xuất kỹ thuật đáp ứng yêu cầu của hồ sơ yêu cầu; có giá đề nghị trúng thầu không vượt giá gói thầu được duyệt.
- Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả chỉ định thầu: Việc trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả chỉ định thầu theo quy định tại Điều 31 của Nghị định này.
- Hoàn thiện, ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng:
Hợp đồng ký kết giữa các bên phải phù hợp với quyết định phê duyệt kết quả chỉ định thầu, hồ sơ đề xuất, hồ sơ yêu cầu và các tài liệu liên quan khác.
Việc hoàn thiện, ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng thực hiện theo quy định tại Điều 32 và Điều 33 của Nghị định này.
Gói thầu vận chuyển hàng dự trữ quốc gia để cứu trợ trong trường hợp phải giao hàng ngay đáp ứng điều kiện chỉ định thầu thì có thể lựa chọn hình thức khác để lựa chọn nhà thầu không?
Theo khoản 6 Điều 23 Luật Đấu thầu 2023 có quy định:
Chỉ định thầu
…
6. Trường hợp gói thầu quy định tại khoản 1 Điều này đáp ứng điều kiện chỉ định thầu quy định tại khoản 3 Điều này nhưng vẫn có thể áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu khác quy định tại các điều 21, 22, 24 và 25 của Luật này thì khuyến khích người có thẩm quyền quyết định áp dụng hình thức khác để lựa chọn nhà thầu.
Theo đó, các gói thầu thuộc trường hợp áp dụng hình thức chỉ định thầu đáp ứng điều kiện chỉ định thầu theo quy định nhưng vẫn có thể áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu khác quy định tại các Điều 21, 22, 24 và 25 Luật Đấu thầu 2023 thì khuyến khích người có thẩm quyền quyết định áp dụng hình thức khác để lựa chọn nhà thầu.
Như vậy, gói thầu vận chuyển hàng dự trữ quốc gia để cứu trợ trong trường hợp phải giao hàng ngay đáp ứng điều kiện chỉ định thầu thì người có thẩm quyền vẫn có thể lựa chọn hình thức khác để lựa chọn nhà thầu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chỉ định thầu có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chuyên viên chính về quản lý chương trình giáo dục là chức danh gì? Chuyên viên chính về quản lý chương trình giáo dục phải có những chứng chỉ gì?
- Thủ tục xóa đăng ký thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất trong dự án xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng cấp tỉnh ra sao?
- Phương pháp lập Chứng từ điều chỉnh thông tin ghi Sổ kế toán thuế nội địa? Khóa sổ kế toán thuế nội địa trước hay sau khi lập báo cáo kế toán thuế?
- Thủ tục chuyển loại rừng đối với khu rừng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập từ 30/10/2024 ra sao?
- Mức bồi thường được tính thế nào khi Nhà nước thu hồi đất và gây thiệt hại đối với cây rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước?