Điều kiện chuyển người Việt Nam đang chấp hành án phạt tù ở nước ngoài về nước tiếp tục thi hành án?
Chuyển người Việt Nam đang chấp hành án phạt tù ở nước ngoài về nước tiếp tục thi hành án cần đáp ứng điều kiện gì?
Căn cứ theo Thông tư liên tịch 01/2013/TTLT-BCA-BTP-BNG-VKSNDTC-TANDTC hướng dẫn việc tiếp nhận, chuyển giao, tiếp tục thi hành án đối với người đang chấp hành án phạt tù do Bộ Công an - Bộ Tư pháp - Bộ Ngoại giao - Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Tòa án nhân dân tối cao ban hành:
Về điều kiện tiếp nhận người đang chấp hành án phạt tù được quy định tại Điều 6 Thông tư liên tịch 01/2013/TTLT-BCA-BTP-BNG-VKSNDTC-TANDTC như sau:
Người đang chấp hành án phạt tù ở nước chuyển giao chỉ có thể được tiếp nhận về Việt Nam để tiếp tục chấp hành phần hình phạt tù còn lại khi có đủ các điều kiện sau đây:
(1) Là công dân Việt Nam;
(2) Có nơi thường trú cuối cùng ở Việt Nam;
(3) Hành vi phạm tội mà người đó bị kết án ở nước ngoài cũng cấu thành tội phạm theo quy định của pháp luật Việt Nam;
(4) Vào thời điểm tiếp nhận yêu cầu chuyển giao, thời hạn chưa chấp hành án phạt tù phải còn ít nhất là 01 (một) năm; trong trường hợp đặc biệt, thời hạn này còn ít nhất là 06 (sáu) tháng;
(5) Bản án đối với người được đề nghị chuyển giao về Việt Nam đã có hiệu lực pháp luật và không còn thủ tục tố tụng nào đối với người đó tại nước chuyển giao;
(6) Nước chuyển giao và người bị kết án đều đồng ý với việc chuyển giao. Trong trường hợp người bị kết án phạt tù là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần thì phải có sự đồng ý của người đại diện hợp pháp của người đó;
(7) Tòa án có thẩm quyền của Việt Nam có quyết định đồng ý tiếp nhận đã có hiệu lực pháp luật.
Như vậy, người đang chấp hành án hình phạt tù ở nước chuyển giao chỉ có thể được tiếp nhận về Việt Nam để tiếp tục chấp hành phần hình phạt tù còn lại phải đáp ứng theo các điều kiện được quy định tại Điều 6 Thông tư này.
Điều kiện chuyển người Việt Nam đang chấp hành án phạt tù ở nước ngoài về nước tiếp tục thi hành án?
Hồ sơ đề nghị tiếp nhận chuyển giao gồm những giấy tờ gì? Phải lập thành mấy bộ?
Hồ sơ đề nghị tiếp nhận chuyển giao được quy định tại Điều 7 Thông tư liên tịch 01/2013/TTLT-BCA-BTP-BNG-VKSNDTC-TANDTC như sau: Hồ sơ đề nghị tiếp nhận chuyển giao phải được lập thành 03 (ba) bộ theo các quy định tại các điều 52 và 53 Luật tương trợ tư pháp trừ trường hợp điều ước quốc tế về chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù mà Việt Nam và nước chuyển giao là thành viên có quy định khác.
Như vậy, hồ sơ đề nghị tiếp nhận chuyển giao phải được lập thành 03 (ba) bộ theo các quy định tại các điều 52 và 53 Luật tương trợ tư pháp trừ trường hợp điều ước quốc tế về chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù mà Việt Nam và nước chuyển giao là thành viên có quy định khác.
Trình tự, thủ tục nhận yêu cầu chuyển giao; xem xét, quyết định việc tiếp nhận được thực hiện ra sao?
Trình tự, thủ tục nhận yêu cầu chuyển giao; xem xét, quyết định việc tiếp nhận được quy định tại Điều 9 Thông tư liên tịch 01/2013/TTLT-BCA-BTP-BNG-VKSNDTC-TANDTC như sau:
- Công dân Việt Nam phạm tội và bị kết án phạt tù chung thân hoặc tù có thời hạn tại nước ngoài có nguyện vọng được chuyển giao về Việt Nam để tiếp tục chấp hành phần hình phạt còn lại thì có thể làm đơn (hoặc thông qua người đại diện hợp pháp) trình bày nguyện vọng đó với cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài hoặc Bộ Công an nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc cơ quan đại diện Việt Nam.
- Trong thời hạn 10 (mười) ngày kể từ ngày nhận được đơn xin được chuyển giao của người đang chấp hành án phạt tù, Cơ quan đại diện Việt Nam chuyển đơn, hồ sơ cho Bộ Công an để vào sổ hồ sơ.
- Trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ yêu cầu tiếp nhận chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù, Bộ Công an vào sổ hồ sơ và kiểm tra hồ sơ theo quy định tại các điều 52 và 53 Luật tương trợ tư pháp. Bộ Công an có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước chuyển giao cung cấp thông tin bổ sung vào hồ sơ. Sau 60 (sáu mươi) ngày kể từ ngày gửi văn bản yêu cầu bổ sung thông tin mà không nhận được thông tin bổ sung thì Bộ Công an gửi trả hồ sơ cho nước chuyển giao và nêu rõ lý do, đồng thời gửi cho người đang chấp hành án phạt tù có yêu cầu tiếp nhận về Việt Nam (hoặc người đại diện hợp pháp của người đó) biết. Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Bộ Công an chuyển ngay cho Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền 02 (hai) bộ hồ sơ để xem xét, quyết định có tiếp nhận chuyển giao về Việt Nam hay không.
- Trong thời hạn 10 (mười) ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ yêu cầu tiếp nhận do Bộ Công an chuyển đến, Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền phải thụ lý và thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp. Trong thời hạn chuẩn bị xem xét yêu cầu tiếp nhận, Tòa án nhân dân có thẩm quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài làm rõ những điểm chưa rõ trong hồ sơ yêu cầu tiếp nhận. Văn bản yêu cầu và văn bản trả lời được gửi thông qua Bộ Công an.
- Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày thụ lý, tùy từng trường hợp mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh ra một trong các quyết định sau:
+ Xem xét yêu cầu tiếp nhận khi có đủ các điều kiện quy định tại Điều 50 Luật Tương trợ tư pháp và Điều 6 của Thông tư này;
+ Đình chỉ việc xem xét yêu cầu tiếp nhận và trả hồ sơ cho Bộ Công an trong trường hợp không thuộc thẩm quyền hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài hoặc người yêu cầu rút yêu cầu chuyển giao hoặc vì các lý do khác mà việc xem xét không thể tiến hành được.
- Tòa án nhân dân cấp tỉnh xem xét yêu cầu tiếp nhận trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ tại Khoản 3 Điều này và chuyển ngay một bộ hồ sơ cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.
- Việc xem xét yêu cầu tiếp nhận được tiến hành tại phiên họp do Hội đồng gồm 03 (ba) thẩm phán trong đó có 01 (một) thẩm phán làm chủ tọa và có sự tham gia của kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.
- Hội đồng xem xét yêu cầu tiếp nhận làm việc theo trình tự quy định tại Khoản 4 Điều 55 Luật tương trợ tư pháp.
- Chậm nhất là 10 (mười) ngày, kể từ ngày ra quyết định tiếp nhận hoặc từ chối tiếp nhận, Tòa án nhân dân cấp tỉnh gửi quyết định cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp để xem xét việc có kháng nghị hay không; đồng thời gửi cho Bộ Công an để thông báo cho phía nước ngoài biết.
- Quyết định tiếp nhận, từ chối tiếp nhận có hiệu lực pháp luật bao gồm:
+ Quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị;
+ Quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm.
- Trường hợp quyết định đồng ý tiếp nhận, trong thời hạn năm (05) ngày, kể từ ngày nhận được quyết định tiếp nhận có hiệu lực pháp luật, Chánh án Tòa án đã ra quyết định sơ thẩm ra các quyết định sau đây:
+ Quyết định thi hành quyết định tiếp nhận;
+ Quyết định tiếp tục thi hành án phạt tù tại Việt Nam;
+ Quyết định chuyển đổi hình phạt theo quy định tại Điều 19 Thông tư này trong trường hợp tính chất và thời hạn của hình phạt nước chuyển giao đã tuyên không tương thích
Phạm Lan Anh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chấp hành án phạt tù có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời dẫn chương trình kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024 ngắn gọn? Bản kiểm điểm Đảng viên năm 2024 mẫu 2A, mẫu 2B?
- Tặng cho nhà ở có bắt buộc phải lập thành văn bản không? Nhận tặng cho nhà ở có bắt buộc phải đi đăng ký quyền sở hữu không?
- Mẫu hợp đồng xây dựng nhà xưởng là mẫu nào? Có được áp dụng hợp đồng trọn gói đối với hợp đồng xây dựng nhà xưởng không?
- Người lao động có được xin tạm ứng tiền lương không? Mẫu đơn đề nghị tạm ứng tiền lương dành cho người lao động hiện nay?
- Mẫu Báo cáo kiểm điểm Ban chấp hành đoàn mới nhất? Quy trình bầu Ban Chấp hành đoàn khoá mới thế nào?