Điều kiện để trở thành nhân viên nghiệp vụ đăng kiểm tàu biển là gì? Nhân viên nghiệp vụ đăng kiểm tàu biển thực hiện những nhiệm vụ gì?
Điều kiện để trở thành nhân viên nghiệp vụ đăng kiểm tàu biển là gì?
Nhân viên nghiệp vụ đăng kiểm tàu biển (Hình từ Internet)
Theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 51/2017/TT-BGTVT quy định như sau:
2. Nhân viên nghiệp vụ đăng kiểm tàu biển (sau đây gọi là nhân viên nghiệp vụ) là người thực hiện việc tiếp nhận công việc, lưu trữ, cấp phát hồ sơ, ấn chỉ dùng trong công tác đăng kiểm tàu biển và thực hiện các công việc khác phục vụ cho hoạt động đăng kiểm tàu biển.
Căn cứ trên quy định nhân viên nghiệp vụ đăng kiểm tàu biển (sau đây gọi là nhân viên nghiệp vụ) là người thực hiện việc tiếp nhận công việc, lưu trữ, cấp phát hồ sơ, ấn chỉ dùng trong công tác đăng kiểm tàu biển và thực hiện các công việc khác phục vụ cho hoạt động đăng kiểm tàu biển.
Theo Điều 10 Thông tư 51/2017/TT-BGTVT quy định như sau:
Tiêu chuẩn của nhân viên nghiệp vụ
1. Tốt nghiệp trung cấp trở lên.
2. Hoàn thành chương trình tập huấn nhân viên nghiệp vụ đăng kiểm của Cục Đăng kiểm Việt Nam.
3. Đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định của pháp luật.
Căn cứ trên quy định để trở thành nhân viên nghiệp vụ đăng kiểm tàu biển cần đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Tốt nghiệp trung cấp trở lên.
- Hoàn thành chương trình tập huấn nhân viên nghiệp vụ đăng kiểm của Cục Đăng kiểm Việt Nam.
Dẫn chiếu theo Điều 20 Thông tư 49/2015/TT-BGTVT quy định về nội dung chương trình tập huấn nhân viên nghiệp vụ đăng kiểm như sau:
Tập huấn và thực tập nghiệp vụ đăng kiểm
1. Chương trình tập huấn nghiệp vụ và thực tập nghiệp vụ đăng kiểm thực hiện theo quy định tại Mục I và Mục II Phụ lục I của Thông tư này.
2. Nhân viên nghiệp vụ, Đăng kiểm viên sau khi hoàn thành chương trình tập huấn nghiệp vụ được cấp giấy chứng nhận theo mẫu quy định tại Phụ lục II của Thông tư này.
Theo đó, theo quy định tại tiểu mục 1.1 Mục I Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 49/2015/TT-BGTVT quy định nội dung chương trình tập huấn nhân viên nghiệp vụ đăng kiểm do Cục Đăng kiểm Việt Nam tổ chức đối với nhân viên nghiệp vụ đăng kiểm tàu biển bao gồm:
+ Giới thiệu về tổ chức Đăng kiểm Việt Nam, đạo đức nghề nghiệp, quy định về trách nhiệm và xử lý vi phạm trong công tác đăng kiểm.
+ Tập huấn văn bản quy phạm pháp luật về các quy định, hướng dẫn nghiệp vụ; yêu cầu về hồ sơ kiểm định; quản lý hồ sơ, báo cáo, truyền số liệu kiểm định.
+ Hướng dẫn sử dụng các chương trình, phần mềm quản lý có liên quan.
- Đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định của pháp luật.
Tải Mẫu giấy chứng nhận hoàn thành lớp tập huấn nghiệp vụ đăng kiểm tàu biển: Tải về
Nhân viên nghiệp vụ đăng kiểm tàu biển thực hiện những nhiệm vụ gì?
Theo Điều 11 Thông tư 51/2017/TT-BGTVT quy định như sau:
Nhiệm vụ của nhân viên nghiệp vụ
Nhân viên nghiệp vụ thực hiện các nhiệm vụ dưới đây theo sự phân công của lãnh đạo đơn vị:
1. Tiếp nhận yêu cầu công việc.
2. Cấp phát hồ sơ đăng kiểm theo quy định của Cục Đăng kiểm Việt Nam.
3. Ghi hồ sơ, sổ quản lý phục vụ công tác đăng kiểm.
4. Thống kê, báo cáo.
5. Tiếp nhận, quản lý, lưu trữ hồ sơ, ấn chỉ phục vụ công tác đăng kiểm.
Căn cứ trên quy định nhân viên nghiệp vụ đăng kiểm tàu biển thực hiện những nhiệm vụ chính sau đây theo sự phân công của lãnh đạo đơn vị:
- Tiếp nhận yêu cầu công việc.
- Cấp phát hồ sơ đăng kiểm theo quy định của Cục Đăng kiểm Việt Nam.
- Ghi hồ sơ, sổ quản lý phục vụ công tác đăng kiểm tàu biển.
- Thống kê, báo cáo.
- Tiếp nhận, quản lý, lưu trữ hồ sơ, ấn chỉ phục vụ công tác đăng kiểm tàu biển.
Nhân viên nghiệp vụ đăng kiểm tàu biển có trách nhiệm, quyền hạn nào?
Theo Điều 7 Thông tư 51/2017/TT-BGTVT quy định về trách nhiệm, quyền hạn của nhân viên nghiệp vụ đăng kiểm tàu biển như sau:
Trách nhiệm, quyền hạn của nhân viên nghiệp vụ
1. Trách nhiệm: Thực hiện nhiệm vụ được giao phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị đăng kiểm và quy định của pháp luật.
2. Quyền hạn: Được bảo lưu và báo cáo cấp trên trực tiếp của lãnh đạo đơn vị khi ý kiến của mình khác với ý kiến của lãnh đạo đơn vị.
Theo đó, nhân viên nghiệp vụ đăng kiểm tàu biển có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ được giao phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị đăng kiểm và quy định của pháp luật.
Nhân viên nghiệp vụ đăng kiểm tàu biển có quyền dược bảo lưu và báo cáo cấp trên trực tiếp của lãnh đạo đơn vị khi ý kiến của mình khác với ý kiến của lãnh đạo đơn vị.
Huỳnh Lê Bình Nhi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Đăng kiểm tàu biển có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kho bảo thuế được thành lập trong khu vực nào? Kho bảo thuế có phải là địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa không?
- Không sử dụng đất trồng cây lâu năm liên tục trong 18 tháng bị phạt bao nhiêu tiền? Bị thu hồi đất trong trường hợp nào?
- Danh mục, nội dung gói dịch vụ y tế cơ bản do trạm y tế xã thực hiện do Bộ Y tế ban hành mới nhất?
- Công chức giữ chức vụ lãnh đạo của Bộ Tư pháp có 02 năm liên tiếp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ có bị cho thôi việc?
- Từ ngày 1/1/2025, quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện hoạt động theo nguyên tắc nào?