Điều kiện đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách là gì? Xe hoán cải từ 34 chỗ xuống 19 chỗ có phải xin cấp phù hiệu xe kinh doanh vận tải không?
Đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách phải đáp ứng các điều kiện gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 13 Nghị định 10/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 47/2022/NĐ-CP có quy định như sau:
- Phải thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp theo hợp đồng thuê phương tiện bằng văn bản của đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô với tổ chức, cá nhân hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Trường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã phải có hợp đồng dịch vụ giữa thành viên với hợp tác xã, trong đó quy định hợp tác xã có quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành xe ô tô thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã;
- Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định phải có sức chứa từ 09 chỗ trở lên (kể cả người lái xe) và có niên hạn sử dụng như sau: Không quá 15 năm (tính từ năm sản xuất) đối với xe hoạt động trên tuyến cự ly trên 300 ki-lô-mét, không quá 20 năm (tính từ năm sản xuất) đối với xe hoạt động trên tuyến có cự ly từ 300 ki-lô-mét trở xuống;
- Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt có niên hạn sử dụng không quá 20 năm (tính từ năm sản xuất);
- Xe taxi phải có sức chứa dưới 09 chỗ (kể cả người lái) và có niên hạn sử dụng không quá 12 năm (tính từ năm sản xuất).
- Xe ô tô kinh doanh vận tải khách du lịch có niên hạn sử dụng không quá 15 năm (tính từ năm sản xuất). Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng có niên hạn sử dụng như sau:
Không quá 15 năm (tính từ năm sản xuất) đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly trên 300 ki-lô-mét, không quá 20 năm (tính từ năm sản xuất) đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly từ 300 ki-lô-mét trở xuống.
Riêng xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách du lịch và xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng có sức chứa dưới 09 chỗ (kể cả người lái) sử dụng hợp đồng điện tử có niên hạn sử dụng không quá 12 năm (tính từ năm sản xuất).
Bên cạnh đó, một số lưu ý đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo khoản 2 Điều 13 Nghị định 10/2020/NĐ-CP như sau:
Trước ngày 01 tháng 7 năm 2021, xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách có sức chứa từ 09 chỗ (kể cả người lái xe) trở lên phải lắp camera đảm bảo ghi, lưu trữ hình ảnh trên xe (bao gồm cả lái xe và cửa lên xuống của xe) trong quá trình xe tham gia giao thông.
Dữ liệu hình ảnh được cung cấp cho cơ quan Công an, Thanh tra giao thông và cơ quan cấp giấy phép, bảo đảm giám sát công khai, minh bạch. Thời gian lưu trữ hình ảnh trên xe đảm bảo như sau:
- Tối thiểu 24 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly đến 500 ki-lô-mét;
- Tối thiểu 72 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly trên 500 ki-lô-mét.
Tải về mẫu Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô mới nhất 2023: Tại Đây
Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách (hình từ Internet)
Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách không được sử dụng trong trường hợp nào?
Tại Điều 13 Nghị định 10/2020/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 47/2022/NĐ-CP có nêu:
3. Không sử dụng xe ô tô cải tạo từ xe có sức chứa từ 10 chỗ trở lên thành xe ô tô dưới 10 chỗ (kể cả người lái xe) để kinh doanh vận tải hành khách. Không sử dụng xe ô tô kiểu dáng tương tự xe từ 09 chỗ (kể cả người lái xe) trở lên để kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi.
Như vậy, xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách không được sử dụng trong trường hợp sau đây:
- Không sử dụng xe ô tô cải tạo từ xe có sức chứa từ 10 chỗ trở lên thành xe ô tô dưới 10 chỗ (kể cả người lái xe) để kinh doanh vận tải hành khách.
- Không sử dụng xe ô tô kiểu dáng tương tự xe từ 09 chỗ (kể cả người lái xe) trở lên để kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi.
Xe hoán cải từ 34 chỗ xuống 19 chỗ có phải xin cấp phù hiệu xe kinh doanh vận tải không?
Căn cứ theo quy định tại Nghị định 10/2020/NĐ-CP thì có 08 loại xe phải dán phù hiệu, cụ thể:
- Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định phải có phù hiệu “XE TUYẾN CỐ ĐỊNH”;
- Xe ô tô sử dụng để vận tải trung chuyển hành khách phải có phù hiệu “XE TRUNG CHUYỂN”;
- Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt phải có phù hiệu “XE BUÝT”;
- Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi phải có phù hiệu “XE TAXI”;
- Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng phải có phù hiệu “XE HỢP ĐỒNG”;
- Xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ phải có phù hiệu “XE CÔNG-TEN-NƠ”;
- Xe ô tô đầu kéo kéo rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc kinh doanh vận tải hàng hóa phải có phù hiệu “XE ĐẦU KÉO”;
- Xe ô tô tải kinh doanh vận tải hàng hóa thông thường và xe taxi tải phải có phù hiệu “XE TẢI”.
Bên cạnh đó, theo khảo sát thì Bộ Giao thông vận tải có văn bản yêu cầu không cấp phù hiệu taxi đối với xe cải tạo từ ô tô khách (15 - 16 ghế) thành ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống kể cả lái xe.
Do đó, đối với trường hợp của anh đề cập không phải xe taxi hoán cải, nên vẫn được thực hiện việc cấp phù hiệu theo quy định.
Phạm Lan Anh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Cấp phù hiệu xe có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo tổng kết công tác công đoàn cơ sở giáo dục mới nhất? Mức đóng và căn cứ đóng kinh phí công đoàn?
- Mở bài chung cho tất cả các tác phẩm hay, chọn lọc nhất? Tác phẩm nào phải có trong chương trình GDPT 2018 của môn ngữ văn?
- Người đi tù về đã được Tòa án xóa án tích thì có được tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở không?
- Nhà nước có chính sách ưu tiên chuyển giao công nghệ cao đối với hoạt động chuyển giao công nghệ không?
- Tổ chức thanh niên có bao gồm Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam? Nhiệm kỳ Đại hội Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam là mấy năm?