Thế nào là kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định? Thời gian tăng cường phương tiện để giải tỏa hành khách tối đa là bao lâu?
Thế nào là kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 10/2020/NĐ-CP định nghĩa như sau:
Giải thích từ ngữ
...
2. Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là việc thực hiện ít nhất một trong các công đoạn chính của hoạt động vận tải (trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe hoặc quyết định giá cước vận tải) để vận chuyển hành khách, hàng hóa trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi.
....
Căn cứ theo khoản 3 Điều 3 Nghị định 10/2020/NĐ-CP định nghĩa như sau:
Giải thích từ ngữ
...
3. Tuyến cố định là tuyến vận tải hành khách được cơ quan có thẩm quyền công bố, được xác định bởi hành trình, lịch trình, bến xe khách nơi đi, bến xe khách nơi đến (điểm đầu, điểm cuối đối với tuyến xe buýt).
...
Từ những quy định trên thì có thể hiểu kinh doanh vận tại hành khách theo tuyến cố định là việc kinh doanh vận tải bằng xe ô tô có xác định bến xe khách nơi đi, bến xe khách nơi đến với lịch trình, hành trình nhất định.
Thế nào là kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định? (Hình từ Internet)
Khi nhu cầu xe theo tuyến cố định tăng vào ngày lễ tết thì doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô phải làm gì?
căn cứ theo khoản 6 Điều 4 Nghị định 10/2020/NĐ-CP và được hướng dẫn tại Thông tư 12/2020/TT-BGTVT quy định về Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định như sau:
Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định
...
6. Quy định đối với hoạt động tăng cường phương tiện để giải tỏa hành khách trên tuyến cố định
a) Tăng cường phương tiện vào các dịp Lễ, Tết và các kỳ thi trung học phổ thông Quốc gia, tuyển sinh đại học, cao đẳng: Doanh nghiệp, hợp tác xã khai thác tuyến cố định căn cứ vào nhu cầu đi lại, thống nhất với bến xe khách xây dựng phương án tăng cường phương tiện trên tuyến; báo cáo đến Sở Giao thông vận tải hai đầu tuyến để tổng hợp và ban hành kế hoạch thực hiện chung;
b) Tăng cường phương tiện vào các ngày cuối tuần (thứ sáu, thứ bảy và chủ nhật) có lượng khách tăng đột biến: Doanh nghiệp, hợp tác xã khai thác tuyến cố định căn cứ vào nhu cầu đi lại, thống nhất với bến xe khách xây dựng phương án tăng cường phương tiện trên tuyến; thông báo đến Sở Giao thông vận tải hai đầu tuyến để thực hiện trong năm. Căn cứ phương án tăng cường phương tiện đã thông báo đến Sở Giao thông vận tải hai đầu tuyến và lưu lượng khách thực tế tại bến xe, bến xe khách xác nhận chuyến xe tăng cường vào Lệnh vận chuyển của doanh nghiệp, hợp tác xã khai thác tuyến khi thực hiện. Xe sử dụng để tăng cường là xe đa được cấp phù hiệu “XE TUYẾN CỐ ĐỊNH”, “XE HỢP ĐỒNG”, biển hiệu “XE Ô TÔ VẬN TẢI KHÁCH DU LỊCH” còn giá trị sử dụng.
...
Theo đó để đáp ứng được nhu cầu đi lại vào dịp lễ tết thì doanh nghiệp Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định cần phải tăng cường phương tiện và báo cáo đến Sở Giao thông vận tải hai đầu tuyến để tổng hợp và ban hành kế hoạch thực hiện chung.
Lưu ý: xe được tăng cường là xe đa được cấp phù hiệu “XE TUYẾN CỐ ĐỊNH”, “XE HỢP ĐỒNG”, biển hiệu “XE Ô TÔ VẬN TẢI KHÁCH DU LỊCH” còn giá trị sử dụng theo đúng quy định của pháp luật
Thời gian tăng cường phương tiện để giải tỏa hành khách tối đa là bao lâu?
Căn cứ theo Điều 24 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT quy định về tăng cường phương tiện giải tỏa hành khách như sau:
Quy định về tăng cường phương tiện giải tỏa hành khách
1. Hoạt động tăng cường phương tiện để giải tỏa hành khách trên tuyến cố định thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều 4 của Nghị định 10/2020/NĐ-CP.
2. Xe hoạt động trên các tuyến cố định, xe vận chuyển hành khách theo hợp đồng, xe vận chuyển khách du lịch và xe buýt được sử dụng để tăng cường giải tỏa hành khách vào các dịp Lễ, Tết và các kỳ thi trung học phổ thông quốc gia, tuyển sinh đại học, cao đẳng; việc cấp phù hiệu thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 22 của Nghị định 10/2020/NĐ-CP.
3. Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan lập kế hoạch tăng cường phương tiện giải tỏa hành khách (trong đó có danh sách phương tiện, người lái xe được điều động) và tổ chức thực hiện. Thời gian ban hành kế hoạch tăng cường giải tỏa hành khách đảm bảo trước các dịp Lễ, Tết và các kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng tối thiểu 07 ngày.
4. Doanh nghiệp, hợp tác xã đang khai thác tuyến cố định căn cứ vào nhu cầu đi lại, thống nhất với bến xe khách xây dựng phương án tăng cường phương tiện trên tuyến do doanh nghiệp, hợp tác xã đang khai thác vào các ngày cuối tuần (thứ sáu, thứ bảy và chủ nhật) có lượng khách tăng đột biến (trong đó có tổng số chuyến xe tăng cường và ngày thực hiện). Thông báo phương án tăng cường phương tiện trên tuyến vào các ngày cuối tuần đến Sở Giao thông vận tải hai đầu tuyến trước ngày 15 tháng 01 hàng năm để thực hiện.
…
Theo đó thời gian ban hành kế hoạch tăng cường giải tỏa hành khách đảm bảo trước các dịp Lễ, Tết và các kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng tối thiểu 07 ngày.
Còn đối với việc tăng cường phương tiện trên tuyến vào các ngày cuối tuần phải thông báo phương án đến Sở Giao thông vận tải hai đầu tuyến trước ngày 15 tháng 01 hàng năm để thực hiện.
Lê Văn Tài
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Kinh doanh vận tải hành khách có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có được phép chuyển đổi công năng nhà ở từ nhà ở phục vụ tái định cư sang nhà ở xã hội hay không?
- Việc bán lâm sản khai thác tận dụng đối với rừng trồng có giá trị lâm sản có phải hình thức thanh lý rừng trồng không?
- Sơ cấp lý luận chính trị là gì? Tốt nghiệp trung học cơ sở có được học sơ cấp lý luận chính trị không?
- Đảng bộ, chi bộ cơ sở cơ quan là hạt nhân chính trị ở cơ sở đúng không? Nhiệm vụ lãnh đạo công tác chính trị tư tưởng?
- Trung cấp lý luận chính trị là gì? Đối tượng nào được đào tạo Trung cấp lý luận chính trị theo quy định?