Điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh đôi nhưng nghỉ việc trước sinh được pháp luật quy định như thế nào?

Cho em hỏi về vấn đề hưởng chế độ thai sản thế nào khi sinh đôi nhưng nghỉ việc trước sinh? Em đóng bảo hiểm từ tháng 9/2017 đến tháng 11/2018 em ngừng do chuyển công việc, em lại tiếp tục đóng từ tháng 5/2019 đến tháng 3/2020 em ngừng và chốt sổ bảo hiểm xã hội. Em lại đang mang bầu mà công việc của thì em không thể đi làm được đến lúc gần sinh. Em dự kiến sinh vào 30/8/2020 vậy em chốt sổ như vậy có được hưởng quyền lợi chế độ thai sản không ạ? Em đang mang thai đôi thì sau này quyền lợi hưởng chế độ thai sản của em được bao nhiêu tháng lương? Có được nhận tiền trợ cấp một lần khi sinh con không? Mong nhận được câu trả lời sớm nhất. Xin cảm ơn! Trên đây là một vài thắc mắc của chị Ngọc Trinh - Long Thành.

Điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh đôi nhưng nghỉ việc trước sinh được pháp luật quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:

Điều kiện hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
...
b) Lao động nữ sinh con;
...
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.

Như vậy, theo quy định này thì điều kiện để hưởng chế độ thai sản là đóng đủ 06 tháng trong vòng 12 tháng trước khi sinh.

Bên cạnh đó, căn cứ khoản 1 Điều 9 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định như sau:

Điều kiện hưởng chế độ thai sản
Điều kiện hưởng chế độ thai sản của lao động nữ sinh con, lao động nữ mang thai hộ, người mẹ nhờ mang thai hộ và người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi được quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 31 của Luật bảo hiểm xã hội; khoản 3 Điều 3 và khoản 1 Điều 4 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP và được hướng dẫn cụ thể như sau:
1. Thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được xác định như sau:
a) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi trước ngày 15 của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
b) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng và tháng đó có đóng bảo hiểm xã hội, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Trường hợp tháng đó không đóng bảo hiểm xã hội thì thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này

Theo thông tin cung cấp thì bạn đóng được 08 tháng bảo hiểm xã hội bắt buộc nên bạn đủ điều kiện để hưởng chế độ thai sản khi sinh con.

Chế độ thai sản

Chế độ thai sản

Số tháng hưởng chế độ thai sản khi sinh đôi là bao nhiêu?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 về thời gian hưởng chế độ khi sinh con:

Thời gian hưởng chế độ khi sinh con
1. Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.

Như vậy, theo quy định này thì trường hợp mang thai đôi thì bạn được nghỉ 07 tháng trước và sau khi sinh con.

Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:

Mức hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:
a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;

Theo quy định trên, mức hưởng chế độ thai sản khi sinh đôi, được nghỉ 07 tháng nên mức hưởng chế độ thai sản của bạn bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng cuối trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản (x) 7 tháng.

Tải về mẫu Giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai mới nhất Tại Đây.

Trợ cấp một lần khi sinh đôi được tính như thế nào?

Tại Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định cụ thể: :

Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi
Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.

Theo đó, không có quy định người lao động đã nghỉ việc không được nhận trợ cấp một lần khi sinh con nên ngoài mức hưởng chế độ thai sản khi mang thai đôi, bạn còn được hưởng trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng bạn sinh con.

Hiện nay, căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 01/07/2023) quy định mức lương cơ sở là: 1.800.000 đồng/tháng.

Như vậy, mức trợ cấp một lần bạn được nhận khi sinh đôi bằng: 2 x 2 x 1.800.000 đồng = 7.200.000 đồng.

Trước đây, theo Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP (Hết hiệu lực từ 01/07/2023) mức lương cơ sở từ tháng 7/2019 là 1.490.000 đồng, nên mức trợ cấp một lần bạn được nhận khi sinh đôi bằng: 2 x 2 x 1.490.000 đồng = 5.960.000 đồng.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chế độ thai sản

Nguyễn Anh Hương Thảo

Chế độ thai sản
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chế độ thai sản có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chế độ thai sản
MỚI NHẤT
Pháp luật
Nghỉ việc trước khi sinh con thì có được hưởng chế độ thai sản không? Nếu được thì phải nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản tại đâu?
Pháp luật
Lao động nữ đóng bảo hiểm xã hội ngắt quãng thì có được hưởng chế độ thai sản không? Mức hưởng chế độ thai sản khi sinh con quy định thế nào?
Pháp luật
Hồ sơ hưởng chế độ thai sản khi nghỉ việc trước khi sinh cần chuẩn bị những giấy tờ gì và sau bao nhiêu lâu thì sẽ được giải quyết?
Pháp luật
Nghỉ đặt vòng tránh thai có tính ngày chủ nhật không? Hồ sơ hưởng chế độ thai sản khi đặt vòng tránh thai?
Pháp luật
Giáo viên đang mang thai không đóng bảo hiểm xã hội mới thi tuyển viên chức có được hưởng chế độ thai sản hay không?
Pháp luật
Người lao động sinh con ở nước ngoài hồ sơ thai sản cần những giấy tờ gì? Thời điểm nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản cho công ty là khi nào?
Pháp luật
Lao động nữ sinh ba có được hưởng những chế độ thai sản gì? Trợ cấp một lần khi sinh ba được tính như thế nào?
Pháp luật
Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau, hưởng chế độ thai sản gồm những gì? Để giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản cần đáp ứng những điều kiện gì?
Pháp luật
Có được hưởng chế độ thai sản khi đóng bảo hiểm xã hội ngắt quãng không? Thời gian hưởng chế độ khi sinh con được quy định trong các trường hợp nào?
Pháp luật
Mang thai bao nhiêu tuần thì được nghỉ thai sản? Chế độ thai sản về sớm 1 tiếng là như thế nào? Có thể kéo dài thời gian nghỉ thai sản hay không?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào