Điều kiện nhận in xuất bản phẩm là gì? Hành vi nhận in xuất bản phẩm nhưng bản thảo không được ký duyệt bị phạt bao nhiêu?
Xuất bản phẩm là gì?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Luật Xuất bản 2012 quy định giải thích thuật ngữ xuất bản phẩm như sau:
Giải thích từ ngữ
....
4. Xuất bản phẩm là tác phẩm, tài liệu về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục và đào tạo, khoa học, công nghệ, văn học, nghệ thuật được xuất bản thông qua nhà xuất bản hoặc cơ quan, tổ chức được cấp giấy phép xuất bản bằng các ngôn ngữ khác nhau, bằng hình ảnh, âm thanh và được thể hiện dưới các hình thức sau đây:
a) Sách in;
b) Sách chữ nổi;
c) Tranh, ảnh, bản đồ, áp-phích, tờ rời, tờ gấp;
d) Các loại lịch;
đ) Bản ghi âm, ghi hình có nội dung thay sách hoặc minh họa cho sách.
Như vậy, xuất bản phẩm là tác phẩm, tài liệu về nhiều lĩnh vực khác nhau được xuất bản thông qua nhà xuất bản hoặc cơ quan, tổ chức được cấp giấy phép xuất bản dưới các hình thức: sách in, sách chữ nổi, tranh, ảnh, bản đồ, áp-phích, tờ rời, tờ gấp, các loại lịch, bản ghi âm, ghi hình có nội dung thay sách hoặc minh họa cho sách.
Xuất bản phẩm (hình ảnh từ internet)
Để nhận in xuất bản phẩm cần những điều kiện gì?
Theo quy định tại Điều 33 Luật Xuất bản 2012 điều kiện nhận in xuất bản phẩm như sau:
Điều kiện nhận in xuất bản phẩm
1. Việc nhận in xuất bản phẩm được thực hiện theo quy định sau đây:
a) Đối với xuất bản phẩm thực hiện thông qua nhà xuất bản thì phải có quyết định xuất bản (bản chính) và bản thảo có chữ ký duyệt của tổng giám đốc (giám đốc) nhà xuất bản;
b) Đối với tài liệu không kinh doanh của cơ quan, tổ chức Việt Nam, tổ chức nước ngoài không thực hiện qua nhà xuất bản thì phải có giấy phép xuất bản (bản chính) và bản thảo có đóng dấu của cơ quan cấp giấy phép quy định tại Điều 25 của Luật này;
c) Đối với xuất bản phẩm in gia công cho nước ngoài phải có giấy phép in gia công và bản mẫu xuất bản phẩm đặt in gia công có đóng dấu của cơ quan cấp giấy phép quy định tại Điều 34 của Luật này.
2. Việc nhận in xuất bản phẩm phải có hợp đồng theo quy định của pháp luật giữa cơ sở in với nhà xuất bản hoặc cơ quan, tổ chức được cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh.
3. Số lượng xuất bản phẩm được in phải được thể hiện trong hợp đồng và phải phù hợp với quyết định xuất bản hoặc giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh.
Như vậy, điều kiện nhận in xuất bản phẩm như sau:
- Đối với xuất bản phẩm thực hiện thông qua nhà xuất bản thì phải có quyết định xuất bản (bản chính) và bản thảo có chữ ký duyệt của tổng giám đốc (giám đốc) nhà xuất bản.
- Đối với tài liệu không kinh doanh của cơ quan, tổ chức Việt Nam, tổ chức nước ngoài không thực hiện qua nhà xuất bản thì phải có giấy phép xuất bản (bản chính) và bản thảo có đóng dấu của cơ quan cấp giấy phép.
- Đối với xuất bản phẩm in gia công cho nước ngoài phải có giấy phép in gia công và bản mẫu xuất bản phẩm đặt in gia công có đóng dấu của cơ quan cấp giấy phép.
- Việc nhận in xuất bản phẩm phải có hợp đồng.
Nhận in xuất bản phẩm nhưng bản thảo không được ký duyệt bị phạt bao nhiêu?
Theo quy định Điều 28 Nghị định 119/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về hoạt động in xuất bản phẩm như sau:
Vi phạm quy định về hoạt động in xuất bản phẩm
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cập nhật không đầy đủ thông tin về việc nhận chế bản, in, gia công sau in vào “Sổ quản lý ấn phẩm nhận chế bản, in, gia công sau in” theo mẫu quy định;
b) Lưu giữ không đầy đủ hồ sơ nhận in xuất bản phẩm.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) In xuất bản phẩm nhưng không có hợp đồng in được giao kết giữa nhà xuất bản và cơ sở in đối với từng tên xuất bản phẩm;
b) Không lập “Sổ quản lý ấn phẩm nhận chế bản, in, gia công sau in”;
c) Không thông báo bằng văn bản với cơ quan cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm khi có thay đổi về người đứng đầu cơ sở in.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) In xuất bản phẩm không đúng nội dung bản thảo đã được tổng giám đốc (giám đốc) nhà xuất bản ký duyệt đối với từng tên xuất bản phẩm hoặc không đúng nội dung bản thảo tài liệu không kinh doanh đã được cấp giấy phép xuất bản đối với từng tên xuất bản phẩm;
b) Thực hiện chế bản hoặc gia công sau in xuất bản phẩm nhưng không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động in;
c) Không lưu giữ hồ sơ nhận in xuất bản phẩm đối với từng tên xuất bản phẩm;
d) Nhận in xuất bản phẩm nhưng bản thảo để in không được ký duyệt đầy đủ theo quy định đối với từng tên xuất bản phẩm;
đ) In dưới 1.000 bản thành phẩm hoặc bán thành phẩm nhưng không có giấy phép xuất bản và không có bản thảo được cấp phép xuất bản đối với từng tên xuất bản phẩm;
e) Sử dụng giấy phép hoạt động in chưa được cấp đổi theo quy định để thực hiện chế bản, in, gia công sau in.
Như vậy, hành vi nhận in xuất bản phẩm nhưng bản thảo không được ký duyệt là trái quy định của pháp luật và sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Lưu ý: mức phạt trên áp dụng với tổ chức, nếu cá nhân có hành vi vi phạm nêu trên thì bị phạt bằng 1/2 so với tổ chức theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 119/2020/NĐ-CP.
Nguyễn Thị Thanh Xuân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Xuất bản phẩm có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá trị chứng khoán tính khấu trừ khi trích lập dự phòng rủi ro được xác định như thế nào theo quy định pháp luật?
- Kiểm tra thực tế hàng hóa theo đề nghị của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan đối với hàng hóa nào?
- Tiến hành xác định diện tích đất nào trong kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện theo Luật Đất đai mới?
- Hồ sơ hoàn thuế thu nhập cá nhân khi ủy quyền cho công ty quyết toán thuế TNCN là hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước đúng không?
- Quyết định trưng dụng đất có được ủy quyền không? Cơ quan nào sẽ quyết định bồi thường thiệt hại do trưng dụng đất gây ra?