Điều kiện nhập khẩu rượu kinh doanh tại Việt Nam là gì? Hồ sơ hải quan để nhập khẩu rượu bao gồm những giấy tờ nào?
Điều kiện nhập khẩu rượu kinh doanh tại Việt Nam?
Đối với mặt hàng rượu khi nhập khẩu cần đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 30 Nghị định 105/2017/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 22 Điều 16 Nghị định 17/2020/NĐ-CP quy định như sau:
"Điều 30. Quy định chung về nhập khẩu rượu
1. Doanh nghiệp có Giấy phép phân phối rượu được phép nhập khẩu rượu và phải chịu trách nhiệm về chất lượng, an toàn thực phẩm của rượu nhập khẩu. Trường hợp nhập khẩu rượu bán thành phẩm, doanh nghiệp chỉ được bán cho doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp.
2. Doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp được phép nhập khẩu hoặc ủy thác nhập khẩu rượu bán thành phẩm để sản xuất rượu thành phẩm.
3. Trừ trường hợp quy định tại Điều 31 của Nghị định này, rượu nhập khẩu phải đáp ứng quy định sau:
a) Phải được ghi nhãn hàng hóa, dán tem rượu theo quy định tại Điều 6 Nghị định này;
b) Tuân thủ các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm
4. Rượu chỉ được nhập khẩu vào Việt Nam qua các cửa khẩu quốc tế."
Như vậy để nhập khẩu rượu vào Việt Nam cần phải đáp ứng các điều kiện nêu trên.
Hồ sơ hải quan để nhập khẩu rượu bao gồm những giấy tờ nào?
Hồ sơ hải quan để nhập khẩu rượu bao gồm những giấy tờ nào?
Căn cứ khoản 2 Công văn 6358/TCHQ-GSQL hướng dẫn:
"2. Về thủ tục hải quan nhập khẩu rượu
a) Về hồ sơ nhập khẩu, gồm:
- Các chứng từ theo quy định tại Điều 16 Thông tư số 38/2015/TT-BTC (được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC);
- Giấy phép phân phối rượu do Bộ Công Thương cấp đối với mặt hàng rượu có độ cồn từ 5,5 độ trở lên theo quy định tại Nghị định số 105/2017/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 17/2020/NĐ-CP): 01 bản chụp;
- Đối với mặt hàng rượu có độ cồn dưới 5,5 độ, thương nhân chịu trách nhiệm thực hiện việc đăng ký với Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc UBND cấp huyện nơi đặt trụ sở chính trước khi nhập khẩu theo mẫu số 14 mục II Phụ lục ban hành kèm Nghị định số 105/2017/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 17/2020/NĐ-CP); không phải nộp chứng từ này cho cơ quan hải quan khi làm thủ tục nhập khẩu.
- Chứng từ chứng nhận an toàn thực phẩm theo quy định tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm.
b) Rượu nhập khẩu phải được dán tem và ghi nhãn hàng hóa theo quy định.
c) Rượu chỉ được nhập khẩu qua các cửa khẩu quốc tế.
d) Khi kiểm tra hồ sơ, công chức hải quan phải kiểm tra đối chiếu thông tin về: tên rượu, tên nhà cung cấp nước ngoài trên tờ khai hải quan, hóa đơn thương mại, chứng từ chứng nhận an toàn thực phẩm với Giấy phép phân phối rượu do Bộ Công Thương cấp."
Căn cứ khoản 2 Điều 16 Thông tư 38/2015/TT-BTC sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC quy định:
"Điều 16. Hồ sơ hải quan khi làm thủ tục hải quan
...
2. Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu
a) Tờ khai hải quan theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 01 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này.
Trường hợp thực hiện trên tờ khai hải quan giấy theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 12 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP, người khai hải quan khai và nộp 02 bản chính tờ khai hải quan theo mẫu HQ/2015/NK Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư này;
b) Hóa đơn thương mại hoặc chứng từ có giá trị tương đương trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán: 01 bản chụp.
Trường hợp chủ hàng mua hàng từ người bán tại Việt Nam nhưng được người bán chỉ định nhận hàng từ nước ngoài thì cơ quan hải quan chấp nhận hóa đơn do người bán tại Việt Nam phát hành cho chủ hàng.
Người khai hải quan không phải nộp hóa đơn thương mại trong các trường hợp sau:
b.1) Hàng hóa nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công cho thương nhân nước ngoài;
b.2) Hàng hóa nhập khẩu không có hóa đơn và người mua không phải thanh toán cho người bán, người khai hải quan khai trị giá hải quan theo quy định tại Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
c) Vận đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương đối với trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt, vận tải đa phương thức theo quy định của pháp luật (trừ hàng hóa nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới đường bộ, hàng hóa mua bán giữa khu phi thuế quan và nội địa, hàng hóa nhập khẩu do người nhập cảnh mang theo đường hành lý): 01 bản chụp.
Đối với hàng hóa nhập khẩu phục vụ cho hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí vận chuyển trên các tàu dịch vụ (không phải là tàu thương mại) thì nộp bản khai hàng hóa (cargo manifest) thay cho vận đơn;
d) Bảng kê lâm sản đối với gỗ nguyên liệu nhập khẩu quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: 01 bản chính;
đ) Giấy phép nhập khẩu hoặc văn bản cho phép nhập khẩu của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về ngoại thương và thương mại đối với hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu; Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch hoặc văn bản thông báo giao quyền sử dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu:
đ.1) Nếu nhập khẩu một lần: 01 bản chính;
đ.2) Nếu nhập khẩu nhiều lần: 01 bản chính khi nhập khẩu lần đầu.
e) Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành: 01 bản chính.
Trường hợp pháp luật chuyên ngành quy định nộp bản chụp hoặc không quy định cụ thể bản chính hay bản chụp thì người khai hải quan được nộp bản chụp.
Trường hợp Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành được sử dụng nhiều lần trong thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành thì người khai hải quan chỉ nộp 01 lần cho Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu lô hàng đầu tiên;
g) Chứng từ chứng minh tổ chức, cá nhân đủ điều kiện nhập khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư: nộp 01 bản chụp khi làm thủ tục nhập khẩu lô hàng đầu tiên;
h) Tờ khai trị giá: Người khai hải quan khai tờ khai trị giá theo mẫu, gửi đến Hệ thống dưới dạng dữ liệu điện tử hoặc nộp cho cơ quan hải quan 02 bản chính đối với trường hợp khai trên tờ khai hải quan giấy. Các trường hợp phải khai tờ khai trị giá và mẫu tờ khai trị giá thực hiện theo quy định tại Thông tư số 39/2015/TT-BTC ;
i) Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
k) Danh mục máy móc, thiết bị trong trường hợp phân loại máy liên hợp hoặc tổ hợp máy thuộc các Chương 84, Chương 85 và Chương 90 của Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam hoặc phân loại máy móc, thiết bị ở dạng chưa lắp ráp hoặc tháo rời: 01 bản chụp và xuất trình bản chính Danh mục máy móc, thiết bị để đối chiếu kèm theo Phiếu theo dõi trừ lùi theo quy định tại Thông tư số 14/2015/TT-BTC trong trường hợp nhập khẩu nhiều lần;
l) Hợp đồng ủy thác: 01 bản chụp đối với trường hợp ủy thác nhập khẩu các mặt hàng thuộc diện phải có giấy phép nhập khẩu, chứng nhận kiểm tra chuyên ngành hoặc phải có chứng từ chứng minh tổ chức, cá nhân đủ điều kiện nhập khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về quản lý, kiểm tra chuyên ngành, pháp luật về quản lý ngoại thương mà người nhận ủy thác sử dụng giấy phép hoặc chứng từ xác nhận của người giao ủy thác;
m) Hợp đồng bán hàng cho trường học, viện nghiên cứu hoặc hợp đồng cung cấp hàng hóa hoặc hợp đồng cung cấp dịch vụ đối với thiết bị, dụng cụ chuyên dùng cho giảng dạy, nghiên cứu, thí nghiệm khoa học đối với trường hợp hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng 5% theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng: 01 bản chụp.
Các chứng từ quy định tại điểm đ, điểm e, điểm g, điểm i khoản này nếu được cơ quan kiểm tra chuyên ngành, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành gửi dưới dạng điện tử thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia hoặc cơ quan có thẩm quyền ở nước xuất khẩu gửi dưới dạng điện tử thông qua Cổng thông tin một cửa ASEAN hoặc Cổng thông tin trao đổi với các nước khác theo quy định của Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, người khai hải quan không phải nộp khi làm thủ tục hải quan."
Theo đó, thủ tục hải quan nhập khẩu rượu được tiến hành như sau:
- Chuẩn bị hồ sơ nhập khẩu rượu gồm:
+ Các chứng từ quy định tại khoản 2 Điều 16 Thông tư 38/2015/TT-BTC sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC
+ 01 bản chụp Giấy phép phân phối rượu do Bộ Công thương cấp đối với rượu có độ cồn từ 5,5 độ trở lên;
+ Đối với rượu có độ cồn dưới 5,5 độ: Thương nhân phải thực hiện việc đăng ký với Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc UBND cấp huyện nơi đặt trụ sở chính trước khi nhập khẩu; không phải nộp chứng từ này cho cơ quan hải quan khi làm thủ tục nhập khẩu.
+ Chứng từ chứng nhận an toàn thực phẩm.
Ngoài ra, trong quá trình nhập khẩu, doanh nghiệp cũng cần lưu ý:
- Rượu nhập khẩu phải được dán tem và ghi nhãn hàng hóa theo quy định.
- Rượu chỉ được nhập khẩu qua các cửa khẩu quốc tế.
- Khi kiểm tra hồ sơ, công chức hải quan phải kiểm tra đối chiếu các thông tin sau: Tên rượu, tên nhà cung cấp nước ngoài trên tờ khai hải quan, hóa đơn thương mại, chứng từ chứng nhận an toàn thực phẩm với Giấy phép phân phối rượu do Bộ Công Thương cấp.
Thời gian nộp hồ sơ hải quan khi nhập khẩu rượu là bao lâu?
Về thủ tục hải quan nhập khẩu anh thực hiện theo khoản 8 Điều 18 Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định như sau:
"8. Thời hạn nộp tờ khai hải quan
a) Đối với hàng hóa xuất khẩu, việc nộp tờ khai hải quan được thực hiện sau khi đã tập kết hàng hóa tại địa điểm do người khai hải quan thông báo và chậm nhất 04 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh; đối với hàng hóa xuất khẩu gửi bằng dịch vụ chuyển phát nhanh thì chậm nhất là 02 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh;
b) Đối với hàng hóa nhập khẩu, việc nộp tờ khai hải quan được thực hiện trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu hoặc trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hàng hóa đến cửa khẩu.
Trường hợp phương tiện vận tải nhập cảnh khai hải quan điện tử, ngày hàng hóa đến cửa khẩu là ngày phương tiện vận tải đến cửa khẩu theo thông báo của hãng vận tải trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
Trường hợp phương tiện vận tải làm thủ tục hải quan nhập cảnh theo phương thức thủ công, ngày hàng hóa đến cửa khẩu là ngày cơ quan hải quan đóng dấu lên bản khai hàng hóa nhập khẩu tại cảng dỡ hàng trong hồ sơ phương tiện vận tải nhập cảnh (đường biển, đường hàng không, đường sắt) hoặc ngày ghi trên tờ khai phương tiện vận tải qua cửa khẩu hoặc sổ theo dõi phương tiện vận tải (đường sông, đường bộ)."
Như vậy theo quy định trên khi nhập khẩu rượu, việc nộp tờ khai hải quan được thực hiện trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu hoặc trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hàng hóa đến cửa khẩu.
Phạm Thị Hồng Ngân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Nhập khẩu rượu có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức kinh doanh trong hoạt động bán hàng tận cửa có được tiếp tục đề nghị cung cấp dịch vụ khi người tiêu dùng đã từ chối?
- Tổ chức kinh tế có được thế chấp quyền sử dụng đất đối với đất Nhà nước cho thuê trả tiền hằng năm không?
- Những trường hợp nào được miễn phần thi ngoại ngữ trong thi tuyển công chức từ ngày 17/9/2024?
- Mẫu đơn đề nghị chuyển đổi chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng mới nhất? Chứng chỉ hành nghề xây dựng cấp lần đầu có hiệu lực mấy năm?
- Doanh thu chưa thực hiện là gì? Hạch toán trường hợp bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp như thế nào?