Điều tra viên vụ việc cạnh tranh có bắt buộc phải là người tốt nghiệp đại học chuyên ngành luật hay không?
- Ai có quyền bổ nhiệm điều tra viên vụ việc cạnh tranh?
- Điều tra viên vụ việc cạnh tranh có bắt buộc phải là người tốt nghiệp đại học chuyên ngành luật hay không?
- Điều tra viên vụ việc cạnh tranh khi tiến hành tố tụng cạnh tranh có những nhiệm vụ và quyền hạn nào?
- Trong tiến hành tố tụng cạnh tranh thì điều tra viên vụ việc cạnh tranh bị thay thế trong trường hợp nào?
Ai có quyền bổ nhiệm điều tra viên vụ việc cạnh tranh?
Căn cứ Điều 52 Luật Cạnh tranh 2018 quy định về điều tra viên vụ việc cạnh tranh như sau:
Điều tra viên vụ việc cạnh tranh
1. Điều tra viên vụ việc cạnh tranh do Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia bổ nhiệm, miễn nhiệm.
2. Điều tra viên vụ việc cạnh tranh thực hiện nhiệm vụ điều tra vụ việc cạnh tranh theo phân công của Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh.
Theo quy định trên, người có quyền bổ nhiệm điều tra viên vụ việc cạnh tranh là Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.
Điều tra viên vụ việc cạnh tranh (Hình từ Internet)
Điều tra viên vụ việc cạnh tranh có bắt buộc phải là người tốt nghiệp đại học chuyên ngành luật hay không?
Theo Điều 53 Luật Cạnh tranh 2018 quy định về tiêu chuẩn của điều tra viên vụ việc cạnh tranh như sau:
Tiêu chuẩn của điều tra viên vụ việc cạnh tranh
1. Là công dân Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực.
2. Là công chức của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.
3. Có bằng tốt nghiệp từ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành luật, kinh tế, tài chính và công nghệ thông tin.
4. Có tổng thời gian công tác thực tế ít nhất là 05 năm trong một hoặc một số lĩnh vực quy định tại khoản 3 Điều này.
5. Được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ điều tra.
Theo đó, điều tra viên vụ việc cạnh tranh không bắt buộc phải là người tốt nghiệp đại học chuyên ngành luật.
Người tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành kinh tế, tài chính và công nghệ thông tin cũng có thể trở thành điều tra viên vụ việc cạnh tranh.
Điều tra viên vụ việc cạnh tranh khi tiến hành tố tụng cạnh tranh có những nhiệm vụ và quyền hạn nào?
Theo quy định tại Điều 63 Luật Cạnh tranh 2018 về nhiệm vụ, quyền hạn của điều tra viên vụ việc cạnh tranh khi tiến hành tố tụng cạnh tranh như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của điều tra viên vụ việc cạnh tranh khi tiến hành tố tụng cạnh tranh
1. Tiến hành điều tra vụ việc cạnh tranh theo phân công của Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh.
2. Lập báo cáo điều tra sau khi kết thúc điều tra vụ việc cạnh tranh.
3. Bảo quản tài liệu đã được cung cấp.
4. Chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh và trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
5. Tham gia phiên điều trần.
6. Thực hiện các biện pháp nghiệp vụ điều tra trong quá trình điều tra phù hợp với quy định của pháp luật.
7. Kiến nghị Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh quyết định gia hạn, đình chỉ và kết luận điều tra vụ việc cạnh tranh, trưng cầu giám định, thay đổi người giám định, người phiên dịch trong quá trình điều tra.
8. Báo cáo để Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh kiến nghị Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong quá trình điều tra.
9. Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này.
Theo đó, điều tra viên vụ việc cạnh tranh khi tiến hành tố tụng cạnh tranh có những nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại Điều 63 nêu trên.
Trong tiến hành tố tụng cạnh tranh thì điều tra viên vụ việc cạnh tranh bị thay thế trong trường hợp nào?
Căn cứ Điều 65 Luật Cạnh tranh 2018 quy định về thay đổi người tiến hành tố tụng cạnh tranh như sau:
Thay đổi người tiến hành tố tụng cạnh tranh
1. Thành viên Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh, điều tra viên vụ việc cạnh tranh, thư ký phiên điều trần phải từ chối tiến hành tố tụng cạnh tranh hoặc bị thay đổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Là người thân thích với bên bị điều tra hoặc bên khiếu nại;
b) Là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ việc cạnh tranh;
c) Có căn cứ rõ ràng cho rằng họ không khách quan khi làm nhiệm vụ.
2. Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia tự mình quyết định hoặc theo đề nghị của Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh quyết định thay đổi thành viên Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh, thư ký phiên điều trần.
3. Tại phiên điều trần, trường hợp phải thay đổi thành viên Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh, thư ký phiên điều trần thì Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh ra quyết định hoãn phiên điều trần, đồng thời kiến nghị Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia thay đổi thành viên Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh, thư ký phiên điều trần. Thời gian hoãn phiên điều trần là không quá 15 ngày kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên điều trần.
Như vậy, trong tiến hành tố tụng cạnh tranh thì điều tra viên vụ việc cạnh tranh bị thay thế khi thuộc một trong những trường hợp sau:
+ Là người thân thích với bên bị điều tra hoặc bên khiếu nại.
+ Là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ việc cạnh tranh.
+ Có căn cứ rõ ràng cho rằng họ không khách quan khi làm nhiệm vụ.
Trần Thị Tuyết Vân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Vụ việc cạnh tranh có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu hợp đồng giao khoán của hợp tác xã mới nhất? Hợp tác xã có được tự thiết kế biểu mẫu chứng từ kế toán không?
- Lịch đi nghĩa vụ quân sự năm 2025 chính thức thế nào? Chế độ báo cáo về việc tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2025?
- Mua trả chậm và mua trả góp khác nhau thế nào? Mức xử phạt hành chính đối với hành vi không thanh toán đúng hạn?
- Nhà nước có hỗ trợ hợp tác xã làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp hay không?
- Đua xe trái phép gây chết người có thể bị phạt tù đối với những tội nào? Con cái đua xe gây chết người thì cha mẹ giao xe có bị truy cứu hình sự?