Định dạng của chứng từ khấu trừ thuế TNCN hiện nay là gì? Chỉ được sử dụng chứng từ điện tử khấu trừ thuế TNCN?

Cho tôi hỏi định dạng và thủ tục đăng ký sử dụng chứng từ khấu trừ thuế TNCN hiện nay được quy định như thế nào? Có phải bắt buộc sử dụng chứng từ điện tử rồi không? Thời điểm đăng ký sử dụng chứng từ khấu trừ thuế TNCN là khi nào? Câu hỏi của anh Minh (Bình Dương).

Quy định về định dạng của chứng từ khấu trừ thuế TNCN hiện nay?

Căn cứ theo khoản 5 Điều 12 Thông tư 78/2021/TT-BTC quy định:

Xử lý chuyển tiếp
...
5. Việc sử dụng chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân tiếp tục thực hiện theo Thông tư số 37/2010/TT-BTC ngày 18/3/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn về việc phát hành, sử dụng, quản lý chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân tự in trên máy tính (và văn bản sửa đổi, bổ sung) và Quyết định số 102/2008/QĐ-BTC ngày 12/11/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành mẫu chứng từ thu thuế thu nhập cá nhân đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2022. Trường hợp các tổ chức khấu trừ thuế thu nhập cá nhân đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin được áp dụng hình thức chứng từ điện tử khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo quy định tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP trước ngày 01 tháng 7 năm 2022 và thực hiện các thủ tục theo hướng dẫn tại Thông tư số 37/2010/TT-BTC ngày 18/3/2010 của Bộ Tài chính.

Kể từ ngày 1/7/2022, tất cả doanh nghiệp, tổ chức cá nhân phải chuyển sang sử dụng chứng từ điện tử khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.

Về định dạng chứng từ điện tử khấu trừ thuế thu nhập cá nhân thì tại Điều 30 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định:

Loại chứng từ
1. Chứng từ trong lĩnh vực quản lý thuế, phí, lệ phí của cơ quan thuế bao gồm:
a) Chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân;
...

Và theo Điều 33 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ có ghi nhận nội dung sau đây:

Định dạng chứng từ điện tử
….
2. Định dạng chứng từ điện tử khấu trừ thuế thu nhập cá nhân:
Tổ chức khấu trừ thuế thu nhập cá nhân khi sử dụng chứng từ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 30 Nghị định này theo hình thức điện tử tự xây dựng hệ thống phần mềm để sử dụng chứng từ điện tử đảm bảo các nội dung bắt buộc theo quy định tại khoản 1 Điều 32 Nghị định này.
3. Chứng từ điện tử, biên lai điện tử phải được hiển thị đầy đủ, chính xác các nội dung của chứng từ đảm bảo không dẫn tới cách hiểu sai lệch để người sử dụng có thể đọc được bằng phương tiện điện tử

chứng từ khấu trừ thuế TNCN

Chứng từ khấu trừ thuế TNCN (Hình từ Internet)

Chứng từ điện tử khấu trừ thuế TNCN hiện nay có nội dung thế nào?

Như đã nêu tại khoản 2 Điều 33 Nghị định 123/2020/NĐ-CP thì chứng từ điện tử khấu trừ thuế TNCN hiện nay phải đảm bảo các nội dung bắt buộc theo khoản 1 Điều 32 Nghị định 123/2020/NĐ-CP như sau:

- Tên chứng từ khấu trừ thuế, ký hiệu mẫu chứng từ khấu trừ thuế, ký hiệu chứng từ khấu trừ thuế, số thứ tự chứng từ khấu trừ thuế;

- Tên, địa chỉ, mã số thuế của người nộp;

- Tên, địa chỉ, mã số thuế của người nộp thuế (nếu người nộp thuế có mã số thuế);

- Quốc tịch (nếu người nộp thuế không thuộc quốc tịch Việt Nam);

- Khoản thu nhập, thời điểm trả thu nhập, tổng thu nhập chịu thuế, số thuế đã khấu trừ; số thu nhập còn được nhận;

- Ngày, tháng, năm lập chứng từ khấu trừ thuế;

- Họ tên, chữ ký của người trả thu nhập.

* Trường hợp sử dụng chứng từ khấu trừ thuế điện tử thì chữ ký trên chứng từ điện tử là chữ ký số.

Thời điểm đăng ký sử dụng chứng từ khấu trừ thuế TNCN là khi nào? Việc đăng ký thực hiện ra sao?

Theo Điều 31 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định:

Thời điểm lập chứng từ
Tại thời điểm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân, thời điểm thu thuế, phí, lệ phí, tổ chức khấu trừ thuế thu nhập cá nhân, tổ chức thu thuế, phí, lệ phí phải lập chứng từ, biên lai giao cho người có thu nhập bị khấu trừ thuế, người nộp các khoản thuế, phí, lệ phí.

Như vậy tại thời điểm khấu trừ thuế TNCN tổ chức khấu trừ thuế phải lập chứng từ cho người có thu nhập bị khấu trừ thuế.

Việc đăng ký sử dụng chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo quy định tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP thì được hướng dẫn bởi Mục 2 Công văn 7563/CTTPHCM-TTHT năm 2022 về chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân do Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh ban hành. Cụ thể:

Tổ chức trả thu nhập có nhu cầu sử dụng chứng từ khấu trừ phải nộp hồ sơ cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý qua Cổng thông tin thuedientu.

Hồ sơ bao gồm: Thông báo phát hành chứng từ khấu trừ. Sử dụng mẫu thông báo phát hành biên lai 02/PH-BLG Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP để thông báo phát hành cho chứng từ khấu trừ thuế điện tử. Trường hợp Cổng thông tin thuedientu (ứng dụng HTKK) chưa cập nhật mẫu 02/PH-BLG thì các tổ chức chi trả thu nhập gửi hồ sơ đến cổng hcmtax.

Tải mẫu thông báo phát hành biên lai 02/PH-BLG: Tải về

Lưu ý: Đối với các tổ chức chi trả thu nhập là văn phòng đại diện chưa có chữ ký số, để tiết kiệm chi phí, văn phòng đại diện có thể đăng ký chữ ký số được cấp một lần có hiệu lực sử dụng chỉ trong vòng 5 ngày.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chứng từ khấu trừ thuế

Ngô Diễm Quỳnh

Chứng từ khấu trừ thuế
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chứng từ khấu trừ thuế có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào