Đinh phản quang là gì? Đinh phản quang phải đáp ứng những yêu cầu kỹ thuật nào theo quy định của pháp luật?
Đinh phản quang là gì?
Đinh phản quang được quy định tại tiểu mục 3.1 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12584:2019 về Trang thiết bị an toàn giao thông đường bộ - Đinh phản quang - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử như sau:
Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này, các thuật ngữ và định nghĩa dưới đây được hiểu như sau:
3.1
Đinh phản quang (Retroreflecting road stud)
Thiết bị an toàn giao thông có tấm phản quang, được lắp đặt chủ yếu ở dải phân cách giữa, dải phân làn đường, dải phân tách luồng giao thông hoặc vỉa hè, giúp cảnh báo, hướng dẫn hoặc thông báo cho người tham gia giao thông đi đúng làn đường, bất kể đêm ngày. Đinh phản quang còn được gọi là đinh đường.
LƯU Ý: Đinh đường có thể được cấu tạo từ một hoặc nhiều bộ phận không tách rời và có thể được cắm xuống mặt đường hoặc gắn xuống mặt đường. Phần phản quang có thể theo một chiều hoặc hai chiều.
...
Theo đó, đinh phản quang là thiết bị an toàn giao thông có tấm phản quang, được lắp đặt chủ yếu ở dải phân cách giữa, dải phân làn đường, dải phân tách luồng giao thông hoặc vỉa hè, giúp cảnh báo, hướng dẫn hoặc thông báo cho người tham gia giao thông đi đúng làn đường, bất kể đêm ngày. Đinh phản quang còn được gọi là đinh đường.
LƯU Ý: Đinh đường có thể được cấu tạo từ một hoặc nhiều bộ phận không tách rời và có thể được cắm xuống mặt đường hoặc gắn xuống mặt đường. Phần phản quang có thể theo một chiều hoặc hai chiều.
Đinh phản quang (Hình từ Internet)
Cấu tạo các bộ phận của đinh phản quang như thế nào?
Cấu tạo các bộ phận của đinh phản quang được quy định tại Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12584:2019 về Trang thiết bị an toàn giao thông đường bộ - Đinh phản quang - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử như sau:
Đối với đinh đường được cấu tạo từ hai hay nhiều bộ phận, nếu có bộ phận thay thế được thì phải được cấu tạo để tháo ra chỉ với một công cụ. Các bộ phận thuộc cấu tạo của đinh đường được thể hiện trên Hình 1.
- Cấu tạo các bộ phận của đinh đường
+ Thân đinh đường
Thân đinh đường phải được cấu tạo để cố định, bảo vệ tấm phản quang và có độ bền phù hợp để không bị vỡ, nứt hay hỏng khi phương tiện giao thông chạy qua.
+ Tấm phản quang
Tấm phản quang được cấu tạo để đính vào thân đinh đường theo một phía hoặc hai phía.
+ Chân cắm
Chân cắm được cấu tạo để đặt vào lỗ đã khoan trên mặt đường để đinh đường không bị xoay hoặc bật ra khi phương tiện giao thông chạy qua.
- Hình dạng kích thước
+ Hình dạng đinh đường được thể hiện trên Hình 1. Đinh đường phải đảm bảo không có cạnh sắc. Góc giữa mặt tấm phản quang và mặt trên của đinh đường không được vượt quá 45°.
+ Kích thước đinh đường được quy định tại Bảng 2.
Đinh phản quang phải đáp ứng những yêu cầu kỹ thuật nào theo quy định?
Yêu cầu kỹ thuật của đinh phản quang được quy định tại Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12584:2019 về Trang thiết bị an toàn giao thông đường bộ - Đinh phản quang - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử như sau:
- Tầm nhìn ban đêm
+ Yêu cầu về cường độ sáng
++ Khi thử nghiệm theo JIS D 5500 tại tiểu mục 8.1 Mục 8 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12584:2019 về Trang thiết bị an toàn giao thông đường bộ - Đinh phản quang - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử, tấm phản quang có hệ số cường độ sáng (R) của đinh đường không được nhỏ hơn giá trị quy định tại Bảng 3.
++ Khi thử theo EN 1463-1 tại tiểu mục 8.1 Mục 8 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12584:2019 về Trang thiết bị an toàn giao thông đường bộ - Đinh phản quang - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử, tấm phản quang có hệ số cường độ sáng (R) của đinh đường không được nhỏ hơn giá trị quy định tại Bảng 4 nhân với hệ số màu sắc quy định tại Bảng 5.
++ Khi thử theo ASTM D4280 tại tiểu mục 8.1 Mục 8 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12584:2019 về Trang thiết bị an toàn giao thông đường bộ - Đinh phản quang - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử, tấm phản quang có hệ số cường độ sáng (R) của đinh đường không được nhỏ hơn giá trị quy định tại Bảng 6.
+ Yêu cầu về màu sắc
Khi thử nghiệm theo tiểu mục 8.2 và tiểu mục 8.3 Mục 8 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12584:2019 về Trang thiết bị an toàn giao thông đường bộ - Đinh phản quang - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử, mức độ phát tia phản quang của đinh đường có các tọa độ hội tụ màu nằm trong vùng cho phép được quy định trong Bảng 7.
Phép đo được thực hiện theo tiêu chuẩn ISO 11664-2 và ISO 11664-1 (góc tới 2°) với góc xoay βv = 0°, βH = 5° và góc quan sát α = 0,3°.
CHÚ Ý 1 Nếu hai điểm nằm trên đường cong màu quang phổ thì chúng sẽ không nối với nhau bằng đường thẳng mà trong trường hợp này chúng sẽ nối bằng ranh giới của đường cong màu quang phổ.
CHÚ Ý 2 Màu sơn phản quang vào ban đêm hiện đang được Ủy ban Quốc tế về Chiếu sáng (CIE TC 2.19) nghiên cứu. Vì vậy, các giới hạn được cho trong bảng này có tính chất tạm thời. Các giới hạn này được đề xuất sửa đổi khi TC2.19 đã hoàn thành công việc nghiên cứu.
- Khả năng chịu áp lực thẳng đứng của thân đinh đường
Khi thử nghiệm theo tiểu mục 8.4 Mục 8 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12584:2019 về Trang thiết bị an toàn giao thông đường bộ - Đinh phản quang - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử, thân đinh đường phải chịu được lực tác dụng là 2 700 kG mà không bị nứt. Vết nứt là vết có chiều dài hơn 3,3 mm.
- Khả năng chịu lực cắt của chân cắm
Khi thử theo tiểu mục 8.5 Mục 8 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12584:2019 về Trang thiết bị an toàn giao thông đường bộ - Đinh phản quang - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử, chân cắm không bị phá hủy.
- Độ bền của tấm phản quang
+ Độ bền va đập:
Khi thử nghiệm theo tiết 8.6.1 tiểu mục 8.6 Mục 8 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12584:2019 về Trang thiết bị an toàn giao thông đường bộ - Đinh phản quang - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử, bề mặt của tấm phản quang không bị bong tróc và không xuất hiện vết nứt dài hơn 6,4 mm.
+ Sự chịu nhiệt:
Khi gia nhiệt theo tiết 8.6.2 tiểu mục 8.6 Mục 8 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12584:2019 về Trang thiết bị an toàn giao thông đường bộ - Đinh phản quang - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử, tấm phản quang không bị vỡ, nứt.
Nguyễn Quốc Bảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Đinh phản quang có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng công chức Bộ Tư pháp mới nhất? Tiêu chí chung về đánh giá xếp loại chất lượng công chức?
- Ngày 18 11 năm 2024 có ý nghĩa gì? Ngày 18 11 năm 2024 dương lịch là ngày bao nhiêu âm lịch?
- Thủ tục chuyển đổi công năng nhà ở đối với nhà ở xây dựng trong dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận của UBND cấp tỉnh?
- Tải về phiếu đánh giá chất lượng, xếp loại Đảng viên cuối năm? 03 bước đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm chuẩn?
- Ngày Pháp luật 9 tháng 11 có thể được tổ chức dưới hình thức nào? Cơ quan nào sẽ có trách nhiệm tổ chức Ngày pháp luật?