Thủ tục thẩm định hồ sơ sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ tiêu chuẩn quốc gia về đo lường chất lượng như thế nào? Thành phần hồ sơ gồm có những gì?
Thủ tục thẩm định hồ sơ sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ tiêu chuẩn quốc gia về đo lường chất lượng như thế nào?
Căn cứ tại khoản 8.1 tiểu mục 8 Mục I Phần II Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 1919/QĐ-BKHCN năm 2023, quy định về trình tự, thủ tục thẩm định hồ sơ sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ tiêu chuẩn quốc gia được thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ
Bộ, cơ quan ngang bộ gửi hồ sơ đề nghị thẩm định tiêu chuẩn quốc gia đến Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
Bước 2: Xem xét hồ sơ
Trường hợp hồ sơ đề nghị thẩm định không đáp ứng yêu cầu theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 127/2007/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 4 Điều 1 Nghị định 78/2018/NĐ-CP, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có công văn đề nghị bộ, cơ quan ngang bộ bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
Bước 3: Thành lập hội đồng thẩm định hồ sơ
Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng ban hành quyết định thành lập hội đồng thẩm định hồ sơ sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ tiêu chuẩn quốc gia trên cơ sở đề xuất thành viên hội đồng của Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam và quy định liên quan.
Bước 4: Tiến hành thẩm định và lập biên bản thẩm định
Hội đồng thẩm định tiến hành thẩm định và lập biên bản thẩm định đối với dự thảo TCVN theo quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 11/2021/TT-BKHCN, chuyển tới Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng để xem xét.
Bước 5: Thông báo kết quả thẩm định
Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thông báo kết quả thẩm định.
Thủ tục thẩm định hồ sơ sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ tiêu chuẩn quốc gia về đo lường chất lượng như thế nào? Thành phần hồ sơ gồm có những gì? (Hình từ internet)
Thành phần hồ sơ sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ tiêu chuẩn quốc gia về đo lường chất lượng có những gì?
Căn cứ tại khoản 8.3 tiểu mục 8 Mục I Phần II Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 1919/QĐ-BKHCN năm 2023, quy định về thành phần hồ sơ sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ tiêu chuẩn quốc gia gồm có các giấy tờ sau:
(1) Trường hợp sửa đổi, bổ sung thay thế:
- Quyết định giao nhiệm vụ xây dựng dự thảo tiêu chuẩn quốc gia cho cơ quan, tổ chức, kèm theo dự án xây dựng tiêu chuẩn quốc gia đã được phê duyệt;
- Báo cáo quá trình xây dựng dự thảo tiêu chuẩn quốc gia của cơ quan, tổ chức xây dựng dự thảo tiêu chuẩn quốc gia;
- Dự thảo tiêu chuẩn quốc gia (bao gồm cả văn bản dự thảo và file điện tử) kèm theo bản thuyết minh; bản sao tài liệu gốc được sử dụng làm căn cứ để xây dựng dự thảo tiêu chuẩn quốc gia; các tài liệu tham khảo khác;
- Danh sách cơ quan, tổ chức, cá nhân được gửi dự thảo để lấy ý kiến; bản tổng hợp và tiếp thu ý kiến góp ý kèm theo văn bản góp ý. Nội dung tiếp thu ý kiến góp ý phải giải trình rõ cơ sở khoa học, thực tiễn đối với từng nội dung không tiếp thu hoặc không đồng ý;
- Công văn đề nghị thẩm định dự thảo và công bố tiêu chuẩn quốc gia của bộ, cơ quan ngang bộ, trong đó phải có nội dung xác nhận sự đầy đủ của hồ sơ dự thảo tiêu chuẩn quốc gia;
- Báo cáo kết quả thẩm định dự thảo tiêu chuẩn quốc gia của cơ quan thẩm định;
- Văn bản tiếp thu ý kiến thẩm định, dự thảo tiêu chuẩn quốc gia đã được hoàn chỉnh trên cơ sở tiếp thu ý kiến thẩm định kèm theo bản thuyết minh; các văn bản, tài liệu khác liên quan đến quá trình xử lý ý kiến thẩm định (nếu có).
(2) Trường hợp hủy bỏ:
- Bản tiêu chuẩn quốc gia đề nghị hủy bỏ;
- Văn bản đề nghị của Bộ, ngành, ban kỹ thuật TCVN, tổ chức, cá nhân (nêu rõ lý do, cơ sở pháp lý, cơ sở khoa học);
- Ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan;
- Các tài liệu khác liên quan (nếu có).
Ai có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn quốc gia?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật 2006 được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 17 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018 quy định như sau:
Kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn quốc gia
1. Kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn quốc gia bao gồm kế hoạch năm năm và kế hoạch hằng năm được lập trên cơ sở sau đây:
a) Hài hòa tiêu chuẩn quốc tế theo các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
b) Yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội;
c) Đề nghị của tổ chức, cá nhân.
2. Kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn quốc gia do Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan tổ chức lập và thông báo công khai để lấy ý kiến rộng rãi trước khi phê duyệt.
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn quốc gia và thông báo công khai kế hoạch đó trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày phê duyệt.
3. Trong trường hợp cần thiết, kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn quốc gia được sửa đổi, bổ sung theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ. Việc sửa đổi, bổ sung kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn quốc gia được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Như vậy theo quy định nêu trên thì Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn quốc gia.
Nguyễn Văn Phước Độ
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tiêu chuẩn quốc gia có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công đoàn Việt Nam là tổ chức gì? Thành viên hợp danh của công ty hợp danh được kết nạp vào Công đoàn Việt Nam không?
- Mục đích của đổi mới công nghệ là gì? 04 mục tiêu của chương trình Đổi mới công nghệ quốc gia là gì?
- Content về ngày 20 11 sáng tạo, thu hút? Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 2024 thứ mấy, ngày mấy âm lịch?
- Ngày 18 tháng 11 là ngày gì? Ngày 18 tháng 11 là thứ mấy? Ngày 18 tháng 11 có phải ngày nghỉ lễ, tết của người lao động không?
- Mẫu Công văn đề xuất xếp loại chất lượng chi bộ, tập thể lãnh đạo và đảng viên mới nhất là mẫu nào?