Độ tuổi nghỉ hưu đối với viên chức có học hàm phó giáo sư là bao nhiêu theo quy định pháp luật hiện nay?
- Độ tuổi nghỉ hưu đối với viên chức có học hàm phó giáo sư là bao nhiêu theo quy định pháp luật hiện nay?
- Viên chức có học hàm phó giáo sư muốn nghỉ hưu ở tuổi cao hơn phải gửi đơn đề nghị trước thời điểm nghỉ hưu ít nhất bao lâu?
- Viên chức có học hàm phó giáo sư được kéo dài thời gian nghỉ hưu 05 năm nếu nghỉ làm việc giữa chừng thì có đủ điều kiện để nghỉ hữu hay không?
Độ tuổi nghỉ hưu đối với viên chức có học hàm phó giáo sư là bao nhiêu theo quy định pháp luật hiện nay?
Quy định về độ tuổi nghỉ hưu đối với viên chức có học hàm phó giáo sư hiện nay tại Điều 4 Nghị định 135/2020/NĐ-CP như sau:
Tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường
Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường theo khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động được quy định cụ thể như sau:
1. Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028 và cứ mỗi năm tăng thêm 04 tháng đối với lao động nữ cho đến khi đủ 60 tuổi vào năm 2035.
...
Như vậy, theo quy định trên độ tuổi nghỉ hưu đối với viên chức có học hàm phó giáo sư trong điều kiện lao động bình thường năm 2024 hiện nay là:
- 60 tuổi 3 tháng + 9 tháng = 61 tuổi đối với viên chức nam.
- 55 tuổi 4 tháng + 12 tháng = 56 tuổi 4 tháng đối với viên chức nữ.
Độ tuổi nghỉ hưu đối với viên chức có học hàm phó giáo sư là bao nhiêu theo quy định pháp luật hiện nay? (Hình từ Internet)
Viên chức có học hàm phó giáo sư muốn nghỉ hưu ở tuổi cao hơn phải gửi đơn đề nghị trước thời điểm nghỉ hưu ít nhất bao lâu?
Quy định về điều kiện trình tự, thủ tục nghỉ hưu ở độ tuổi cao hơn đối với viên chức có học hàm phó giáo sư tại Điều 4 Nghị định 50/2022/NĐ-CP như sau:
Điều kiện, trình tự, thủ tục xem xét, quyết định nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với viên chức
1. Viên chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nếu có đủ các điều kiện sau đây:
a) Đơn vị sự nghiệp công lập có nhu cầu;
b) Có đủ sức khỏe;
c) Không đang trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật, bị điều tra, truy tố, xét xử hoặc thi hành kỷ luật về đảng, chính quyền và có đơn đề nghị được kéo dài thời gian công tác.
2. Trình tự, thủ tục xem xét, kéo dài thời gian công tác:
a) Hàng năm, đơn vị sự nghiệp công lập căn cứ định hướng phát triển, tình hình nhân lực của tổ chức và yêu cầu của vị trí việc làm, thông báo chủ trương, nhu cầu kéo dài thời gian công tác;
b) Viên chức đáp ứng các điều kiện quy định, có đơn đề nghị được kéo dài thời gian công tác, gửi cấp có thẩm quyền theo phân cấp quản lý quyết định kéo dài trước thời điểm nghỉ hưu ít nhất 06 tháng;
c) Cấp có thẩm quyền theo phân cấp quản lý xem xét, đánh giá các điều kiện của viên chức có nguyện vọng được kéo dài thời gian công tác và chủ trương, nhu cầu của đơn vị sự nghiệp công lập để xem xét, quyết định việc kéo dài thời gian công tác, thời gian được kéo dài đối với từng trường hợp viên chức;
d) Quyết định kéo dài thời gian công tác của viên chức được gửi cho tổ chức, cá nhân có liên quan trước thời điểm nghỉ hưu ít nhất 03 tháng.
Như vậy, viên chức có học hàm phó giáo sư muốn nghỉ hữu ở độ tuổi cao hơn phải gửi đơn đề nghị được kéo dài thời gian công tác, gửi cho cấp có thẩm quyền theo phân cấp quản lý quyết định kéo dài trước thời điểm nghỉ hưu ít nhất 06 tháng.
Lưu ý: Viên chức muốn nghỉ hưu ở độ tuổi cao hơn còn phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Đơn vị sự nghiệp công lập có nhu cầu
- Có đủ sức khỏe
- Không đang trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật, bị điều tra, truy tố, xét xử hoặc thi hành kỷ luật về đảng, chính quyền và có đơn đề nghị được kéo dài thời gian công tác.
Viên chức có học hàm phó giáo sư được kéo dài thời gian nghỉ hưu 05 năm nếu nghỉ làm việc giữa chừng thì có đủ điều kiện để nghỉ hữu hay không?
Nguyên tắc thực hiện việc nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với viên chức có học hàm phó giáo sư quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 50/2022/NĐ-CP như sau:
Nguyên tắc thực hiện việc nghỉ hưu ở tuổi cao hơn
1. Bảo đảm khách quan, công bằng, công khai và đúng quy định.
2. Việc nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với viên chức không quá 5 năm (60 tháng), tính từ thời điểm viên chức đủ tuổi nghỉ hưu theo Nghị định số 135/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định về tuổi nghỉ hưu.
3. Trong thời gian thực hiện nghỉ hưu ở tuổi cao hơn, viên chức chỉ làm nhiệm vụ chuyên môn, không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và không được bảo lưu phụ cấp chức vụ lãnh đạo.
4. Trong thời gian thực hiện nghỉ hưu ở tuổi cao hơn, nếu viên chức có nguyện vọng nghỉ làm việc hoặc đơn vị sự nghiệp không còn nhu cầu thì được giải quyết chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật.
Như vậy, viên chức có học hàm phó giáo sư đang trong thời gian thực hiện nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng muốn nghỉ làm việc giữa chừng thì vẫn sẽ được giải quyết chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật.
Nguyễn Bình An
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Phó giáo sư có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bản kiểm điểm đảng viên cuối năm của Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND xã? Tiêu chuẩn để trở thành Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND xã là gì?
- Đại hội Anh hùng chiến sĩ thi đua và dũng sĩ các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam lần thứ nhất được tổ chức vào thời gian nào?
- Nghị quyết 18-NQ/TW đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị? Toàn văn Nghị quyết 18-NQ/TW khóa XII ở đâu?
- Đăng ký cư trú cho người chưa thành niên theo Nghị định 154/2024 thế nào? Giấy tờ nào dùng để chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký thường trú?
- Trước ngày 15 12 đối tượng nào phải nộp hồ sơ khai thuế khoán? Khi nào cơ quan thuế phát Tờ khai thuế?