Độ tuổi nghỉ hưu khi tinh giản biên chế là bao nhiêu tuổi? Các trường hợp nào chưa xem xét tinh giản biên chế?
Độ tuổi nghỉ hưu khi tinh giản biên chế là bao nhiêu tuổi?
Căn cứ vào khoản 7 Điều 1 Nghị định 113/2018/NĐ-CP quy định về độ tuổi nghỉ hưu khi tinh giản biên chế như sau:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế
...
7. Sửa đổi khoản 2 Điều 8 như sau:
2. Đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định này nếu đủ 55 tuổi đến đủ 58 tuổi đối với nam, đủ 50 tuổi đến đủ 53 tuổi đối với nữ, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên, được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và chế độ quy định tại điểm a, c khoản 1 Điều này và được trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với quy định tại điểm a khoản 1 Điều 54 Luật bảo hiểm xã hội.
...
Theo đó với thông tin chị cung cấp thì đến tháng 6/2022 mình đã đủ điều kiện theo quy định trên rồi chị nhé.
Tuy nhiên, chị lưu ý là việc có được về hưu trước tuổi theo diện tinh giản biên chế được hay không là đề án tinh giản biên chế mà cơ quan chị xây dựng ạ. Chị có thể tham khảo tại Chương III Nghị định 108/2014/NĐ-CP.
Độ tuổi nghỉ hưu khi tinh giản biên chế là bao nhiêu tuổi? (Hình từ Internet)
Trình tự xây dựng đề án tinh giản biên chế như thế nào?
Căn cứ vào Điều 15 Nghị định 108/2014/NĐ-CP quy định về trình tự xây dựng đề án tinh giản biên chế như sau:
Trình tự xây dựng đề án tinh giản biên chế
1. Rà soát chức năng, nhiệm vụ để xác định những nhiệm vụ không còn phù hợp cần loại bỏ, những nhiệm vụ trùng lắp cần chuyển giao sang cơ quan, đơn vị khác; những nhiệm vụ cần phân cấp cho cấp dưới, địa phương và tổ chức sự nghiệp hoặc doanh nghiệp đảm nhận.
2. Sắp xếp lại tổ chức, gắn với cải tiến quy chế làm việc, cải cách thủ tục hành chính, loại bỏ tổ chức trung gian.
3. Sắp xếp cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng theo các nội dung sau:
a) Xác định vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức, cơ cấu chức danh nghề nghiệp viên chức và tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ, khung năng lực cho từng vị trí việc làm trong cơ quan, tổ chức, đơn vị;
b) Đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức theo tiêu chuẩn, nghiệp vụ đối với ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức;
c) Lựa chọn những cán bộ, công chức, viên chức có đủ năng lực, trình độ, phẩm chất giữ lại làm việc ổn định, lâu dài;
d) Xác định và lập danh sách số cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng không xác định thời hạn trong diện tinh giản biên chế.
Như vậy, trình tự xây dựng đề án tinh giản biên chế như sau:
Bước 1: Rà soát chức năng, nhiệm vụ để xác định những nhiệm vụ không còn phù hợp cần loại bỏ, những nhiệm vụ trùng lắp cần chuyển giao sang cơ quan, đơn vị khác; những nhiệm vụ cần phân cấp cho cấp dưới, địa phương và tổ chức sự nghiệp hoặc doanh nghiệp đảm nhận.
Bước 2: Sắp xếp lại tổ chức, gắn với cải tiến quy chế làm việc, cải cách thủ tục hành chính, loại bỏ tổ chức trung gian.
Bước 3: Sắp xếp cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng theo các nội dung sau:
a) Xác định vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức, cơ cấu chức danh nghề nghiệp viên chức và tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ, khung năng lực cho từng vị trí việc làm trong cơ quan, tổ chức, đơn vị;
b) Đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức theo tiêu chuẩn, nghiệp vụ đối với ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức;
c) Lựa chọn những cán bộ, công chức, viên chức có đủ năng lực, trình độ, phẩm chất giữ lại làm việc ổn định, lâu dài;
d) Xác định và lập danh sách số cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng không xác định thời hạn trong diện tinh giản biên chế.
Các trường hợp nào chưa xem xét tinh giản biên chế?
Căn cứ vào Điều 7 Nghị định 108/2014/NĐ-CP quy định như sau:
Các trường hợp chưa xem xét tinh giản biên chế
1. Những người đang trong thời gian ốm đau có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền.
2. Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi.
3. Những người đang trong thời gian xem xét kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Như vậy, các trường hợp chưa xem xét tinh giản biên chế bao gồm:
+ Những người đang trong thời gian ốm đau có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền.
+ Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi.
+ Những người đang trong thời gian xem xét kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Nguyễn Hoàng Tuấn Kiệt
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tinh giản biên chế có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?
- Phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn trước khi hết thời hạn sử dụng đất mấy tháng? Thời hạn sử dụng đất đối với đất sử dụng có thời hạn là bao lâu?
- Cập nhật các văn bản pháp luật về xuất nhập khẩu mới nhất? Tải Luật thuế xuất nhập khẩu PDF hiện nay?
- Sự ra đời của Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc? Thời gian tổ chức Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 18 11?