Không thực hiện tinh giản biên chế đối với công chức, viên chức dôi dư do sắp xếp tổ chức bộ máy trong trường hợp nào?
Không thực hiện tinh giản biên chế đối với công chức, viên chức dôi dư do sắp xếp tổ chức bộ máy trong trường hợp nào?
Căn cứ mục 2 Công văn 2992/BNV-TCBC năm 2024 về thực hiện chính sách tinh giản biên chế có quy định như sau:
2. Trong quá trình thực hiện tinh giản biên chế đối với cán bộ, công chức, viên chức, Bộ Nội vụ đề nghị lưu ý các trường hợp sau:
a) Không thực hiện tinh giản biên chế đối với các trường hợp sau: (1) chưa đạt trình độ đào tạo theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ mà vẫn bố trí vào làm công chức, viên chức hoặc cán bộ cấp xã; (2) công chức, viên chức có 02 năm liên tiếp bị đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ nhưng vẫn đề nghị giải quyết tinh giản biên chế; (3) chưa đủ thời gian công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn để tinh giản biên chế ở tuổi nghỉ hưu thấp hơn tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường; (4) công chức, viên chức dôi dư do sắp xếp tổ chức bộ máy nhưng không làm rõ được việc sắp xếp tổ chức, bộ máy của cơ quan, tổ chức, đơn vị; (5) người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động theo Nghị định số 111/2022/NĐ-CP ngày 30/12/2022 của Chính phủ (trừ người làm việc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn trong các cơ quan hành chính được áp dụng chế độ, chính sách như công chức và người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động không xác định thời hạn thực hiện các công việc chuyên môn, nghiệp vụ thuộc danh mục vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành và vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp dùng chung trong các đơn vị sự nghiệp công lập),...
...
Như vậy, trong quá trình thực hiện tinh giản biên chế đối với cán bộ, công chức, viên chức, Bộ Nội vụ đề nghị lưu ý không thực hiện tinh giản biên chế đối với các trường hợp công chức, viên chức dôi dư do sắp xếp tổ chức bộ máy nhưng không làm rõ được việc sắp xếp tổ chức, bộ máy của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Không thực hiện tinh giản biên chế đối với công chức, viên chức dôi dư do sắp xếp tổ chức bộ máy trong trường hợp nào? (hình từ internet)
Công chức, viên chức đang nuôi con nhỏ có bị tinh giản biên chế hay không?
Theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 29/2023/NĐ-CP quy định về đối tượng chưa thực hiện tinh giản biên chế như sau:
Đối tượng chưa thực hiện tinh giản biên chế
1. Những người đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, trừ trường hợp cá nhân tự nguyện tinh giản biên chế.
2. Những người đang trong thời gian xem xét kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị thanh tra, kiểm tra do có dấu hiệu vi phạm.
Như vậy, nếu công chức, viên chức có đủ điều kiện bị tinh giản biên chế nhưng đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng thì chưa thực hiện tinh giản biên chế tại thời điểm đó.
Tuy nhiên, nếu công chức, viên chức đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi mà tự nguyện tinh giản biên chế thì sẽ thực hiện chính sách tinh giản biên chế.
Kinh phí để thực hiện tinh giản biên chế lấy từ đâu?
Căn cứ Điều 11 Nghị định 29/2023/NĐ-CP quy định về nguồn kinh phí như sau:
Nguồn kinh phí thực hiện tinh giản biên chế
1. Kinh phí giải quyết chính sách tinh giản biên chế đối với đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều 2 Nghị định này do ngân sách nhà nước cấp.
Riêng đối với đối tượng là viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư; đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên theo quy định của Chính phủ thì kinh phí giải quyết chính sách tinh giản biên chế được lấy từ nguồn thu hoạt động sự nghiệp của đơn vị.
Riêng người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động được áp dụng chế độ, chính sách như công chức theo quy định của Chính phủ thì kinh phí giải quyết chính sách tinh giản biên chế được lấy từ kinh phí thường xuyên của cơ quan, tổ chức.
2. Kinh phí giải quyết chính sách tinh giản biên chế đối với đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định này được lấy từ kinh phí thường xuyên hoặc từ nguồn thu sự nghiệp của đơn vị.
3. Kinh phí giải quyết chính sách tinh giản biên chế đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định này được lấy từ kinh phí thường xuyên của Hội bao gồm nguồn ngân sách nhà nước hỗ trợ chi thường xuyên, nguồn từ hội phí và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
4. Kinh phí giải quyết chính sách tinh giản biên chế đối với đối tượng quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 18 Nghị định này được lấy từ nguồn thực hiện chính sách đối với lao động dôi dư của doanh nghiệp đó khi chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
5. Kinh phí giải quyết chính sách tinh giản biên chế đối với đối tượng quy định khoản 4 Điều 18 Nghị định này được lấy từ kinh phí thường xuyên của Quỹ Tài chính nhà nước ngoài ngân sách.
Như vậy, tùy vào từng đối tượng thực hiện chính sách tinh giản biên chế mà kinh phí thực hiện sẽ được lấy từ các nguồn khác nhau. Cơ bản gồm có các nguồn sau đây:
- Ngân sách nhà nước cấp; nguồn thu hoạt động sự nghiệp của đơn vị; kinh phí thường xuyên của cơ quan, tổ chức.
- Kinh phí thường xuyên hoặc từ nguồn thu sự nghiệp của đơn vị;
- Kinh phí thường xuyên của Hội bao gồm nguồn ngân sách nhà nước hỗ trợ chi thường xuyên, nguồn từ hội phí và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
- Nguồn thực hiện chính sách đối với lao động dôi dư của doanh nghiệp đó khi chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
- Kinh phí thường xuyên của Quỹ Tài chính nhà nước ngoài ngân sách.
Nguyễn Thị Thanh Xuân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tinh giản biên chế có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức quản lý kinh doanh nhà là tài sản công không sử dụng để ở phải thực hiện đánh giá lại hiện trạng nhà hàng năm đúng không?
- Đảng viên được miễn công tác và sinh hoạt đảng có phải làm kiểm điểm cuối năm không? Có được dự đại hội đảng viên?
- Mẫu Báo cáo tổng kết công tác thi đua khen thưởng trường mầm non cuối năm? Tải về file word mẫu báo cáo?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể ban thường vụ cấp ủy cơ sở mới nhất? Nơi không có ban thường vụ thì kiểm điểm ban chấp hành đúng không?
- Thời hạn thực hiện quyết toán hợp đồng xây dựng sử dụng vốn đầu tư công không được vượt quá bao lâu?