Đoàn đánh giá việc đáp ứng đạt GACP có trách nhiệm và quyền hạn được pháp luật quy định như thế nào?

Tôi có câu hỏi thắc mắc là Đoàn đánh giá việc đáp ứng đạt GACP có trách nhiệm và quyền hạn được pháp luật quy định như thế nào? Tôi mong mình nhận được câu trả lời sớm. Câu hỏi của anh Đ.N đến từ Bình Dương.

Đoàn đánh giá việc đáp ứng đạt GACP có trách nhiệm như thế nào?

Đoàn đánh giá việc đáp ứng đạt GACP có trách nhiệm được quy định tại khoản 1 Điều 19 Thông tư 19/2019/TT-BYT như sau:

Trách nhiệm và quyền hạn của Đoàn đánh giá
1. Trách nhiệm của Đoàn đánh giá:
a) Đánh giá toàn bộ hoạt động của cơ sở theo nguyên tắc, tiêu chuẩn GACP tương ứng quy định tại Điều 5 Thông tư này, phiên bản cập nhật nguyên tắc, tiêu chuẩn GACP và quy định chuyên môn có liên quan; ghi nhận cụ thể nội dung đánh giá, tồn tại phát hiện được, lập biên bản đánh giá và Báo cáo đánh giá GACP;
b) Báo cáo kết quả đánh giá hoặc giải trình về báo cáo kết quả đánh giá GACP trong trường hợp cơ sở được đánh giá có ý kiến không thống nhất với nội dung báo cáo đánh giá GACP;
c) Bảo mật toàn bộ thông tin liên quan về nội dung đánh giá và toàn bộ thông tin liên quan đến hoạt động nuôi trồng, thu hái, khai thác, kiểm tra chất lượng, bảo quản, phân phối dược liệu, trừ trường hợp có sự đồng ý của cơ sở hoặc theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Như vậy, theo quy định trên thì đoàn đánh giá việc đáp ứng đạt GACP có các trách nhiệm như sau:

- Đánh giá toàn bộ hoạt động của cơ sở theo nguyên tắc, tiêu chuẩn GACP tương ứng quy định tại Điều 5 Thông tư này, phiên bản cập nhật nguyên tắc, tiêu chuẩn GACP và quy định chuyên môn có liên quan; ghi nhận cụ thể nội dung đánh giá, tồn tại phát hiện được, lập biên bản đánh giá và Báo cáo đánh giá GACP;

- Báo cáo kết quả đánh giá hoặc giải trình về báo cáo kết quả đánh giá GACP trong trường hợp cơ sở được đánh giá có ý kiến không thống nhất với nội dung báo cáo đánh giá GACP;

- Bảo mật toàn bộ thông tin liên quan về nội dung đánh giá và toàn bộ thông tin liên quan đến hoạt động nuôi trồng, thu hái, khai thác, kiểm tra chất lượng, bảo quản, phân phối dược liệu, trừ trường hợp có sự đồng ý của cơ sở hoặc theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Đoàn đánh giá

Đoàn đánh giá việc đáp ứng đạt GACP có trách nhiệm và quyền hạn được pháp luật quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

Đoàn đánh giá việc đáp ứng đạt GACP có các quyền hạn nào?

Đoàn đánh giá việc đáp ứng đạt GACP có các quyền hạn được quy định tại khoản 2 Điều 19 Thông tư 19/2019/TT-BYT như sau:

Trách nhiệm và quyền hạn của Đoàn đánh giá
2. Quyền hạn của Đoàn đánh giá:
a) Kiểm tra toàn bộ khu vực liên quan đến hoạt động nuôi trồng, thu hái, khai thác, chế biến, bảo quản dược liệu thuộc cơ sở được đánh giá;
b) Yêu cầu cơ sở cung cấp hồ sơ tài liệu có liên quan;
c) Thực hiện việc thu thập hồ sơ tài liệu, bằng chứng chứng minh (sao chụp tài liệu, chụp ảnh, quay video...) về tồn tại phát hiện trong quá trình đánh giá;
d) Lấy mẫu dược liệu để gửi kiểm tra chất lượng theo quy định pháp luật;
đ) Lập biên bản, yêu cầu cơ sở tạm dừng hoạt động một hoặc một số phần hoặc toàn bộ hoạt động liên quan đến vi phạm, nếu trong quá trình đánh giá, Đoàn đánh giá phát hiện cơ sở có vi phạm ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng dược liệu; báo cáo người có thẩm quyền ra quyết định xử lý chính thức.

Như vậy, theo quy định trên thì Đoàn đánh giá việc đáp ứng đạt GACP có các quyền hạn sau:

- Kiểm tra toàn bộ khu vực liên quan đến hoạt động nuôi trồng, thu hái, khai thác, chế biến, bảo quản dược liệu thuộc cơ sở được đánh giá;

- Yêu cầu cơ sở cung cấp hồ sơ tài liệu có liên quan;

- Thực hiện việc thu thập hồ sơ tài liệu, bằng chứng chứng minh (sao chụp tài liệu, chụp ảnh, quay video...) về tồn tại phát hiện trong quá trình đánh giá;

- Lấy mẫu dược liệu để gửi kiểm tra chất lượng theo quy định pháp luật;

- Lập biên bản, yêu cầu cơ sở tạm dừng hoạt động một hoặc một số phần hoặc toàn bộ hoạt động liên quan đến vi phạm, nếu trong quá trình đánh giá, Đoàn đánh giá phát hiện cơ sở có vi phạm ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng dược liệu; báo cáo người có thẩm quyền ra quyết định xử lý chính thức.

Thành viên Đoàn đánh giá việc đáp ứng đạt GACP đang có anh ruột đang làm việc cho cơ sở được đánh giá thì có được coi là xung đột lợi ích không?

Thành viên Đoàn đánh giá việc đáp ứng đạt GACP đang có anh ruột đang làm việc cho cơ sở được đánh giá thì có được coi là xung đột lợi ích không, thì theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 18 Thông tư 19/2019/TT-BYT như sau:

Thành phần và tiêu chuẩn của thành viên Đoàn đánh giá
3. Nguyên tắc đánh giá xung đột lợi ích: Thành viên Đoàn đánh giá được coi là có xung đột lợi ích với cơ sở được đánh giá nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đã từng làm việc hoặc tham gia hoạt động tư vấn trong thời gian 05 năm gần đây cho cơ sở được đánh giá;
b) Đang có quyền lợi về tài chính với cơ sở được đánh giá;
c) Có vợ hoặc chồng, con, bố hoặc mẹ, anh chị em ruột, bố hoặc mẹ của vợ, bố hoặc mẹ của chồng đang làm việc cho cơ sở được đánh giá.

Như vậy, theo quy định trên thì thành viên Đoàn đánh giá việc đáp ứng đạt GACPđang có anh ruột đang làm việc cho cơ sở được đánh giá thì được coi là xung đột lợi ích với cơ sở được đánh giá.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Dược liệu tự nhiên

Bùi Thị Thanh Sương

Dược liệu tự nhiên
Dược liệu
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Dược liệu tự nhiên có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Dược liệu tự nhiên Dược liệu
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thuốc an thần là gì? Doanh nghiệp nghiên cứu sản xuất nguyên liệu làm thuốc an thần từ nguồn dược liệu sẵn có tại Việt Nam để sản xuất thuốc dược liệu có được ưu đãi đầu tư?
Pháp luật
Những tài liệu nào có giá trị chứng minh nguồn gốc của dược liệu, vị thuốc cổ truyền, thuốc cổ truyền?
Pháp luật
Thực hiện xác định mức độ vi phạm về chất lượng của dược liệu, vị thuốc cổ truyền, thuốc cổ truyền như thế nào?
Pháp luật
Thời hạn khiếu nại kết quả kiểm nghiệm dược liệu, vị thuốc cổ truyền, thuốc cổ truyền là bao lâu?
Pháp luật
Ghi tên dược liệu, ghi tên cao dược liệu, vị thuốc cổ truyền như thế nào theo quy định hiện nay?
Pháp luật
Danh mục 03 thuốc dược liệu sản xuất trong nước được cấp giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam năm 2024 là những thuốc gì?
Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị đánh giá thay đổi, bổ sung dược liệu đạt GACP mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
Pháp luật
Giống dược liệu địa phương là gì? Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm gì đối với giống dược liệu địa phương?
Pháp luật
Giống thương phẩm dược liệu là gì? Cơ sở sản xuất giống thương phẩm dược liệu được hỗ trợ sản xuất như thế nào?
Pháp luật
Giống gốc dược liệu đối với cây lâu năm là gì? Giống này được hỗ trợ đầu tư thì phải đáp ứng các điều kiện nào?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào