Giống gốc dược liệu đối với cây lâu năm là gì? Giống này được hỗ trợ đầu tư thì phải đáp ứng các điều kiện nào?
Giống gốc dược liệu đối với cây lâu năm là gì?
Giống gốc dược liệu đối với cây lâu năm được giải thích tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 65/2017/NĐ-CP thì giống gốc dược liệu đối với cây lâu năm là cây đầu dòng và vườn cây đầu dòng, cây trội (cây mẹ); đối với cây hàng năm là hạt giống, củ giống được phục tráng, thuần hóa từ tự nhiên hoặc từ sản xuất.
Giống gốc dược liệu đối với vật nuôi là giống cụ kỵ, ông bà, bố mẹ, đàn hạt nhân.
Giống gốc dược liệu đối với cây lâu năm là gì? Giống này được hỗ trợ đầu tư thì phải đáp ứng các điều kiện nào? (Hình từ Internet)
Giống gốc dược liệu đối với cây lâu năm được hỗ trợ đầu tư thì phải đáp ứng các điều kiện nào?
Giống gốc dược liệu đối với cây lâu năm được hỗ trợ đầu tư thì phải đáp ứng các điều kiện được quy định tại Điều 9 Nghị định 65/2017/NĐ-CP như sau:
- Giống dược liệu phải nằm trong danh mục giống dược liệu được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam hoặc được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận giống mới.
- Dự án do tổ chức ngoài công lập và cá nhân đầu tư nuôi trồng dược liệu quy định tại Điều 7 Nghị định này phải được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận đầu tư. Các trường hợp còn lại phải có dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Vùng nuôi trồng dược liệu phải nằm trong quy hoạch, kế hoạch phát triển đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận nếu chưa có quy hoạch, kế hoạch được duyệt.
- Chủ đầu tư phải có cam kết đầu tư vốn đối ứng để thực hiện các hạng mục trong dự án được duyệt (ngoài phần hỗ trợ của ngân sách nhà nước). Trường hợp vay vốn ngân hàng để góp vốn thực hiện dự án phải có hợp đồng vay vốn hoặc văn bản chứng minh.
Cá nhân đề nghị hỗ trợ đầu tư giống gốc dược liệu đối với cây lâu năm phải nộp bao nhiêu bộ hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền?
Cá nhân đề nghị hỗ trợ đầu tư giống gốc dược liệu đối với cây lâu năm phải nộp bao nhiêu bộ hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền, thì theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 12 Nghị định 65/2017/NĐ-CP như sau:
Hồ sơ, trình tự, thủ tục
…
2. Tổ chức, cá nhân đủ điều kiện được hỗ trợ đầu tư theo quy định tại Điều 5, Điều 6 của Nghị định này thực hiện hỗ trợ đầu tư theo tiến độ của dự án. Trình tự, thủ tục đề xuất, thẩm định, phê duyệt dự án theo quy định tại Luật đầu tư công, Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện.
3. Tổ chức, cá nhân đủ điều kiện được hỗ trợ đầu tư theo quy định tại Điều 7 của Nghị định này thực hiện hỗ trợ sau đầu tư. Hồ sơ, trình tự, thủ tục như sau:
a) Hồ sơ gồm:
Giấy đề nghị hỗ trợ của tổ chức, cá nhân (theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này).
Báo cáo dự án đầu tư.
b) Trình tự, thủ tục
Trước khi thực hiện dự án, tổ chức, cá nhân gửi 03 bộ hồ sơ tới Sở Kế hoạch và Đầu tư của địa phương nơi đăng ký sản xuất.
Trong thời hạn tối đa 10 ngày làm việc, Sở Kế hoạch và Đầu tư có văn bản thẩm tra (theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này) gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cam kết hỗ trợ vốn cho tổ chức, cá nhân (theo Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này).
Trường hợp sử dụng ngân sách trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi toàn bộ hồ sơ kèm theo văn bản đề nghị thực hiện dự án (theo Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này) tới Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Trong thời hạn tối đa 20 ngày làm việc, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến của Bộ Tài chính, căn cứ vào khả năng cân đối vốn, xem xét để có văn bản cam kết hỗ trợ vốn cho tổ chức, cá nhân (theo Mẫu số 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này) gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các tổ chức, cá nhân đề nghị hỗ trợ.
Sau khi hoàn thành giai đoạn đầu tư cơ sở hạ tầng và hoạt động nuôi trồng dược liệu theo kế hoạch của năm thứ nhất, tổ chức, cá nhân có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nghiệm thu kết quả.
Trong thời hạn tối đa 10 ngày làm việc, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức nghiệm thu dự án. Biên bản nghiệm thu khối lượng (theo Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này) là căn cứ để giải ngân vốn hỗ trợ cho tổ chức, cá nhân.
Thủ tục nhận hỗ trợ: Sau khi có biên bản nghiệm thu, tổ chức, cá nhân gửi văn bản đề nghị giải ngân hỗ trợ (theo Mẫu số 08 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này), biên bản nghiệm thu, quyết định hỗ trợ vốn của cơ quan có thẩm quyền gửi Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh để được giải ngân.
Như vậy, theo quy định trên thì cá nhân đề nghị hỗ trợ đầu tư giống gốc dược liệu đối với cây lâu năm phải gửi 03 bộ hồ sơ tới Sở Kế hoạch và Đầu tư của địa phương nơi đăng ký sản xuất.
Bùi Thị Thanh Sương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Dược liệu có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 03 lưu ý quan trọng khi đánh giá xếp loại đảng viên cuối năm? Điều kiện cơ bản để được đánh giá xếp loại?
- Hóa đơn bán hàng là gì? Trường hợp nào được cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh là hóa đơn bán hàng?
- Giáo dục mầm non là gì? Nội dung giáo dục mầm non phải bảo đảm yêu cầu gì theo quy định pháp luật?
- Kho bảo thuế được thành lập trong khu vực nào? Kho bảo thuế có phải là địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa không?
- Không sử dụng đất trồng cây lâu năm liên tục trong 18 tháng bị phạt bao nhiêu tiền? Bị thu hồi đất trong trường hợp nào?