Đoàn Hội thẩm nhân dân được hiểu như thế nào? Số lượng thành viên của mỗi Đoàn Hội thẩm nhân dân là bao nhiêu?

Xin cho hỏi: Đoàn Hội thẩm nhân dân được hiểu như thế nào? Số lượng thành viên của mỗi Đoàn Hội thẩm nhân dân là bao nhiêu? Đoàn Hội thẩm nhân dân có trách nhiệm là gì? - Câu hỏi của anh Khôi (Quận Tân Phú).

Đoàn Hội thẩm nhân dân được hiểu như thế nào?

Đoàn Hội thẩm nhân dân

Đoàn Hội thẩm nhân dân (Hình từ Internet)

Theo Điều 3 Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn Hội thẩm ban hành kèm theo Nghị quyết 1213/2016/UBTVQH13 quy định như sau:

Nguyên tắc tổ chức và hoạt động
1. Đoàn Hội thẩm là hình thức tổ chức tự quản của các Hội thẩm, hoạt động theo nguyên tắc dân chủ, công khai, minh bạch; được thành lập ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là cấp tỉnh), huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là cấp huyện), quân khu và tương đương (sau đây gọi là cấp quân khu), khu vực nơi có Tòa án quân sự khu vực.
2. Hội thẩm được bầu hoặc cử để thực hiện nhiệm vụ xét xử ở Tòa án nào thì tham gia sinh hoạt tại Đoàn Hội thẩm nơi có Tòa án đó.

Theo đó, Đoàn Hội thẩm nhân dân là hình thức tổ chức tự quản của các Hội thẩm nhân dân, hoạt động theo nguyên tắc dân chủ, công khai, minh bạch; được thành lập ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là cấp tỉnh), huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là cấp huyện).

Hội thẩm nhân dân được bầu hoặc cử để thực hiện nhiệm vụ xét xử ở Tòa án nào thì tham gia sinh hoạt tại Đoàn Hội thẩm nơi có Tòa án đó.

Số lượng thành viên của mỗi Đoàn Hội thẩm nhân dân là bao nhiêu?

Theo khoản 2 Điều 4 Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn Hội thẩm ban hành kèm theo Nghị quyết 1213/2016/UBTVQH13 quy định như sau:

Tổ chức Đoàn Hội thẩm nhân dân
1. Đoàn Hội thẩm nhân dân bao gồm các Hội thẩm nhân dân được bầu để thực hiện nhiệm vụ xét xử tại mỗi Tòa án nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.
2. Số lượng thành viên của mỗi Đoàn Hội thẩm nhân dân được xác định căn cứ vào số lượng Thẩm phán tại mỗi Tòa án như sau:
Tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh: cứ 02 Thẩm phán thì có 03 Hội thẩm, nhưng tổng số Hội thẩm tại một Tòa án nhân dân cấp tỉnh không dưới 20 người và tối đa không quá 100 người;
Tại Tòa án nhân dân cấp huyện: cứ 01 Thẩm phán thì có 02 Hội thẩm, nhưng tổng số Hội thẩm tại một Tòa án nhân dân cấp huyện không dưới 15 người và tối đa không quá 50 người, trừ trường hợp đặc biệt có thể có dưới 15 người.
...

Căn cứ trên quy định Đoàn Hội thẩm nhân dân bao gồm các Hội thẩm nhân dân được bầu để thực hiện nhiệm vụ xét xử tại mỗi Tòa án nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.

Số lượng thành viên của mỗi Đoàn Hội thẩm nhân dân được xác định căn cứ vào số lượng Thẩm phán tại mỗi Tòa án như sau:

- Tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh: cứ 02 Thẩm phán thì có 03 Hội thẩm, nhưng tổng số Hội thẩm tại một Tòa án nhân dân cấp tỉnh không dưới 20 người và tối đa không quá 100 người;

- Tại Tòa án nhân dân cấp huyện: cứ 01 Thẩm phán thì có 02 Hội thẩm, nhưng tổng số Hội thẩm tại một Tòa án nhân dân cấp huyện không dưới 15 người và tối đa không quá 50 người, trừ trường hợp đặc biệt có thể có dưới 15 người.

Đoàn Hội thẩm nhân dân có trách nhiệm là gì?

Theo Điều 5 Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn Hội thẩm ban hành kèm theo Nghị quyết 1213/2016/UBTVQH13 quy định như sau:

Trách nhiệm và quyền của Đoàn Hội thẩm nhân dân
1. Tổ chức để các Hội thẩm trao đổi kinh nghiệm xét xử, góp phần nâng cao trình độ nghiệp vụ, giữ gìn phẩm chất đạo đức của người Hội thẩm nhân dân.
2. Kiến nghị với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Hội thẩm.
3. Tham gia ý kiến với Tòa án nhân dân cùng cấp về hoạt động của Hội thẩm khi có yêu cầu.
4. Thảo luận, tham gia ý kiến đối với các trường hợp khen thưởng, kỷ luật Hội thẩm.
5. Phối hợp với Tòa án nhân dân cùng cấp trong việc tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho Hội thẩm.
6. Tham gia ý kiến đối với dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật khi có yêu cầu.
7. Kiến nghị với cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi Hội thẩm công tác hoặc làm việc tạo điều kiện để Hội thẩm thực hiện nhiệm vụ xét xử.
8. Đề xuất dự toán kinh phí hỗ trợ hoạt động của Đoàn Hội thẩm gửi Tòa án nhân dân cùng cấp tổng hợp, lập dự toán trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
9. Được cung cấp thông tin về tình hình kinh tế - xã hội ở địa phương; các văn bản, tài liệu liên quan đến tổ chức và hoạt động của Hội thẩm và Đoàn Hội thẩm khi có yêu cầu.
10. Tổ chức sơ kết, tổng kết định kỳ 6 tháng, 01 năm hoặc khi cần thiết và gửi báo cáo đến Hội đồng Nhân dân, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chánh án Tòa án nhân dân cùng cấp.

Theo đó, Đoàn Hội thẩm nhân dân có trách nhiệm sau đây:

- Tổ chức để các Hội thẩm nhân dân trao đổi kinh nghiệm xét xử, góp phần nâng cao trình độ nghiệp vụ, giữ gìn phẩm chất đạo đức của người Hội thẩm nhân dân.

- Kiến nghị với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Hội thẩm nhân dân.

- Tham gia ý kiến với Tòa án nhân dân cùng cấp về hoạt động của Hội thẩm nhân dân khi có yêu cầu.

- Thảo luận, tham gia ý kiến đối với các trường hợp khen thưởng, kỷ luật Hội thẩm nhân dân.

- Phối hợp với Tòa án nhân dân cùng cấp trong việc tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho Hội thẩm nhân dân.

- Tham gia ý kiến đối với dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật khi có yêu cầu.

- Kiến nghị với cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi Hội thẩm nhân dân công tác hoặc làm việc tạo điều kiện để Hội thẩm nhân dân thực hiện nhiệm vụ xét xử.

- Đề xuất dự toán kinh phí hỗ trợ hoạt động của Đoàn Hội thẩm gửi Tòa án nhân dân cùng cấp tổng hợp, lập dự toán trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Được cung cấp thông tin về tình hình kinh tế - xã hội ở địa phương; các văn bản, tài liệu liên quan đến tổ chức và hoạt động của Hội thẩm nhân dân và Đoàn Hội thẩm khi có yêu cầu.

- Tổ chức sơ kết, tổng kết định kỳ 6 tháng, 01 năm hoặc khi cần thiết và gửi báo cáo đến Hội đồng Nhân dân, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chánh án Tòa án nhân dân cùng cấp.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hội thẩm nhân dân

Huỳnh Lê Bình Nhi

Hội thẩm nhân dân
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hội thẩm nhân dân có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hội thẩm nhân dân
MỚI NHẤT
Pháp luật
Người có hành vi xúc phạm Hội thẩm nhân dân tại phiên tòa có bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật không?
Pháp luật
Để trở thành Hội thẩm nhân dân thì có bắt buộc là cử nhân luật không? Ai có quyền bầu Hội thẩm nhân dân?
Pháp luật
Hội thẩm nhân dân không được phân công làm nhiệm vụ xét xử thì được yêu cầu Chánh án Tòa án cho biết lý do không?
Pháp luật
Chế độ bầu Hội thẩm nhân dân được thực hiện đối với Tòa án nhân dân cấp nào? Nhiệm kỳ của Hội thẩm nhân dân là bao lâu?
Pháp luật
Tiêu chuẩn để làm Hội thẩm nhân dân cấp huyện là gì? Ai có quyền bãi nhiệm, miễn nhiệm Hội thẩm nhân dân cấp huyện?
Pháp luật
Nhiệm kỳ của Hội thẩm nhân dân có theo nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân không? Chánh án Tòa án nhân dân là người bãi nhiệm Hội thẩm nhân dân đúng không?
Pháp luật
Hội thẩm nhân dân Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh do ai bổ nhiệm, miễn nhiệm? Nhiệm kỳ của Hội thẩm nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh là bao lâu?
Pháp luật
Hội thẩm nhân dân khi tham gia phiên tòa giải quyết việc dân sự được hưởng những chế độ bồi dưỡng nào?
Pháp luật
Giấy chứng minh Hội thẩm nhân dân tỉnh được cấp lại trong trường hợp nào? Việc cấp lại được thực hiện theo trình tự ra sao?
Pháp luật
Phó Trưởng đoàn Hội thẩm nhân dân được hưởng phụ cấp hoạt động hằng tháng bằng bao nhiêu phần trăm mức lương cơ sở?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào