Đoàn tuần tra của lực lượng Kiểm ngư được cá nhân nào có thẩm quyền thành lập? Mẫu quyết định thành lập đoàn tuần tra mới nhất hiện nay?
Đoàn tuần tra của lực lượng Kiểm ngư được cá nhân nào có thẩm quyền thành lập?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 18/2022/TT-BNNPTNT như sau:
Thành lập đoàn tuần tra
1. Thẩm quyền thành lập đoàn tuần tra
a) Cục trưởng Cục Kiểm ngư quyết định thành lập đoàn tuần tra theo kế hoạch chuyến tuần tra, kiểm tra, kiểm soát của Cục Kiểm ngư;
b) Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư Vùng quyết định thành lập đoàn tuần tra theo kế hoạch chuyến tuần tra, kiểm tra, kiểm soát của Chi cục Kiểm ngư Vùng;
c) Người đứng đầu cơ quan Kiểm ngư hoặc người đứng đầu cơ quan quản lý thủy sản địa phương quyết định thành lập đoàn tuần tra theo kế hoạch chuyến tuần tra, kiểm tra, kiểm soát của địa phương.
...
Theo đó, Cục trưởng Cục Kiểm ngư quyết định thành lập đoàn tuần tra theo kế hoạch chuyến tuần tra, kiểm tra, kiểm soát của Cục Kiểm ngư;
Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư Vùng quyết định thành lập đoàn tuần tra theo kế hoạch chuyến tuần tra, kiểm tra, kiểm soát của Chi cục Kiểm ngư Vùng;
Người đứng đầu cơ quan Kiểm ngư hoặc người đứng đầu cơ quan quản lý thủy sản địa phương quyết định thành lập đoàn tuần tra theo kế hoạch chuyến tuần tra, kiểm tra, kiểm soát của địa phương.
Như vậy, đoàn tuần tra của lực lượng Kiểm ngư được thành lập bởi những cá nhân sau:
+ Cục trưởng Cục Kiểm ngư.
+ Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư Vùng.
+ Người đứng đầu cơ quan Kiểm ngư hoặc người đứng đầu cơ quan quản lý thủy sản địa phương.
Đoàn tuần tra (Hình từ Internet)
Mẫu quyết định thành lập đoàn tuần tra kiểm ngư mới nhất hiện nay?
Căn cứ theo Phụ lục II Thông tư 18/2022/TT-BNNPTNT như sau:
Chi tiết mẫu quyết định thành lập đoàn tuần tra xem thêm tại đây:
Đoàn tuần tra của lực lượng Kiểm ngư sẽ có những nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Thông tư 18/2022/TT-BNNPTNT thì nhiệm vụ của đoàn tuần tra sẽ như sau:
Thành lập đoàn tuần tra
...
3. Nhiệm vụ, quyền hạn của đoàn tuần tra
a) Thực hiện tuần tra, kiểm tra, kiểm soát và xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật;
b) Thực hiện tuần tra theo kế hoạch đã được ban hành. Chấp hành sự chỉ huy, chỉ đạo, điều hành của cấp trên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tuần tra;
c) Phát hiện, ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật. Đối với các vụ việc phát sinh vượt thẩm quyền phải báo cáo cấp trên để xử lý theo quy định;
d) Phối hợp với các đơn vị liên quan và chính quyền địa phương trong quá trình tuần tra, kiểm tra, kiểm soát để thực thi pháp luật trên biển;
đ) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật Việt Nam, pháp luật quốc tế, pháp luật các nước có liên quan trong lĩnh vực thủy sản; hướng dẫn ngư dân và tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản;
e) Tham gia công tác phòng, chống thiên tai, phối hợp tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn và thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật;
g) Thực hiện nhiệm vụ khác theo sự phân công chỉ đạo của người quyết định thành lập đoàn tuần tra;
h) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho đoàn tuần tra;
i) Được trang bị, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện kỹ thuật, các biện pháp nghiệp vụ để thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật;
k) Truy đuổi, bắt, giữ theo quy định của pháp luật trong trường hợp người và phương tiện vi phạm pháp luật không tuân theo hiệu lệnh, chống đối hoặc cố tình bỏ chạy.
...
Như vậy, đoàn tuần tra của lực lượng Kiểm ngư sẽ có những nhiệm vụ và quyền hạn sau:
(1) Thực hiện tuần tra, kiểm tra, kiểm soát và xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật;
(2) Thực hiện tuần tra theo kế hoạch đã được ban hành. Chấp hành sự chỉ huy, chỉ đạo, điều hành của cấp trên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tuần tra;
(3) Phát hiện, ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật. Đối với các vụ việc phát sinh vượt thẩm quyền phải báo cáo cấp trên để xử lý theo quy định;
(4) Phối hợp với các đơn vị liên quan và chính quyền địa phương trong quá trình tuần tra, kiểm tra, kiểm soát để thực thi pháp luật trên biển;
(5) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật Việt Nam, pháp luật quốc tế, pháp luật các nước có liên quan trong lĩnh vực thủy sản; hướng dẫn ngư dân và tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản;
(6) Tham gia công tác phòng, chống thiên tai, phối hợp tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn và thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật;
(7) Thực hiện nhiệm vụ khác theo sự phân công chỉ đạo của người quyết định thành lập đoàn tuần tra;
(8) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho đoàn tuần tra;
(9) Được trang bị, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện kỹ thuật, các biện pháp nghiệp vụ để thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật;
(10) Truy đuổi, bắt, giữ theo quy định của pháp luật trong trường hợp người và phương tiện vi phạm pháp luật không tuân theo hiệu lệnh, chống đối hoặc cố tình bỏ chạy.
Lê Đình Khôi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Kiểm ngư có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà nước có chính sách ưu tiên chuyển giao công nghệ cao đối với hoạt động chuyển giao công nghệ không?
- Tổ chức thanh niên có bao gồm Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam? Nhiệm kỳ Đại hội Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam là mấy năm?
- Phụ lục 2A: Mẫu kết quả đối chiếu tài liệu đấu thầu đối với các gói thầu đấu thầu theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ mới nhất?
- Mẫu đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài là mẫu nào?
- Hoạt động đầu tư xây dựng là gì? 09 nguyên tắc cơ bản trong hoạt động đầu tư xây dựng là gì theo quy định?