Doanh nghiệp có bị thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành trong trường hợp tạm ngừng hoạt động từ 12 tháng trở lên không?
- Doanh nghiệp có bị thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành trong trường hợp tạm ngừng hoạt động từ 12 tháng trở lên không?
- Tiếp tục kinh doanh dịch vụ lữ hành sau khi đã thông báo tạm ngừng hoạt động doanh nghiệp có thể bị xử phạt tới 100 triệu đồng?
- Tiếp tục kinh doanh dịch vụ lữ hành sau khi đã thông báo tạm ngừng hoạt động doanh nghiệp có bị tước giấy phép kinh doanh không?
Doanh nghiệp có bị thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành trong trường hợp tạm ngừng hoạt động từ 12 tháng trở lên không?
Trường hợp thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành được quy định tại Điều 36 Luật du lịch 2017 như sau:
Thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành
1. Doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành trong các trường hợp sau đây:
a) Chấm dứt hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành, giải thể hoặc phá sản;
b) Không đáp ứng một trong các điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 31 của Luật này;
c) Không đổi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành theo quy định tại khoản 1 Điều 35 của Luật này;
d) Làm phương hại đến chủ quyền, lợi ích quốc gia, quốc phòng, an ninh;
đ) Lợi dụng hoạt động du lịch để đưa người từ Việt Nam ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài vào Việt Nam trái pháp luật;
e) Cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành của doanh nghiệp để hoạt động kinh doanh;
g) Không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ quy định tại điểm i khoản 1 Điều 37 của Luật này, gây thiệt hại nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của khách du lịch;
h) Giả mạo hồ sơ đề nghị cấp, cấp đổi, cấp lại giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành.
Theo đó, không có quy định nào về trường hợp thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành của doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động từ 12 tháng trở lên.
Anh tham khảo thêm một số trường hợp bị thu hồi như Chấm dứt hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành, giải thể hoặc phá sản; không đổi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành theo quy định tại khoản 1 Điều 35 Luật du lịch 2017 và những trường hợp khác nêu trên.
Doanh nghiệp có bị thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành trong trường hợp tạm ngừng hoạt động từ 12 tháng trở lên không? (Hình từ Internet)
Tiếp tục kinh doanh dịch vụ lữ hành sau khi đã thông báo tạm ngừng hoạt động doanh nghiệp có thể bị xử phạt tới 100 triệu đồng?
Mức xử phạt vi phạm hành chính về kinh doanh dịch vụ lữ hành được quy định tại Điều 7 Nghị định 45/2019/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về kinh doanh dịch vụ lữ hành như sau:
Vi phạm quy định về kinh doanh dịch vụ lữ hành
...
14. Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Kinh doanh dịch vụ lữ hành sau khi đã thông báo tạm ngừng hoạt động;
...
16. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 8, điểm b khoản 12, điểm a và điểm b khoản 13, khoản 14 Điều này;
b) Buộc thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với hành vi quy định tại điểm đ khoản 7 Điều này.
Bên cạnh đó tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 45/2019/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:
Mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền trong lĩnh vực du lịch
1. Mức phạt tiền tối đa đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch đối với cá nhân là 50.000.000 đồng, đối với tổ chức là 100.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền quy định tại các Điều 6, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17 và 18 Nghị định này là áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền quy định tại Điều 7 Nghị định này là áp dụng đối với tổ chức.
3. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
4. Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh có thẩm quyền xử phạt quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; thẩm quyền phạt tiền với tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân.
Trong trường hợp doanh nghiệp cố tình tiếp tục kinh doanh dịch vụ lữ hành sau khi đã thông báo tạm ngừng hoạt động doanh nghiệp thì có thể chịu mức xử phạt vi phạm hành chính cao nhất đến 100.000.000 đồng.
Ngoài ra, doanh nghiệp vi phạm còn phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Tiếp tục kinh doanh dịch vụ lữ hành sau khi đã thông báo tạm ngừng hoạt động doanh nghiệp có bị tước giấy phép kinh doanh không?
Tại khoản 15 Điều 7 Nghị định 45/2019/NĐ-CP có quy định về việc thu hồi giấy phép kinh doanh như sau:
Vi phạm quy định về kinh doanh dịch vụ lữ hành
...
15. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 11 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành từ 12 tháng đến 18 tháng đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 12, khoản 13 Điều này;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành từ 18 tháng đến 24 tháng đối với hành vi quy định tại điểm a và điểm c khoản 14 Điều này;
d) Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 9 Điều này;
đ) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại điểm đ khoản 14 Điều này.
...
Như vậy, trong trường hợp doanh nghiệp cố tình kinh doanh dịch vụ lữ hành sau khi đã thông báo tạm ngừng hoạt động doanh nghiệp thì sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành từ 18 tháng đến 24 tháng.
Trần Thành Nhân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Kinh doanh dịch vụ lữ hành có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu hợp đồng giao khoán của hợp tác xã mới nhất? Hợp tác xã có được tự thiết kế biểu mẫu chứng từ kế toán không?
- Lịch đi nghĩa vụ quân sự năm 2025 chính thức thế nào? Chế độ báo cáo về việc tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2025?
- Mua trả chậm và mua trả góp khác nhau thế nào? Mức xử phạt hành chính đối với hành vi không thanh toán đúng hạn?
- Nhà nước có hỗ trợ hợp tác xã làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp hay không?
- Đua xe trái phép gây chết người có thể bị phạt tù đối với những tội nào? Con cái đua xe gây chết người thì cha mẹ giao xe có bị truy cứu hình sự?