Doanh nghiệp có được thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật trên cùng thị trường liên quan hay không?
Thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật có phải là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Luật Cạnh tranh 2018 có quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh như sau:
Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
1. Thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.
2. Thỏa thuận phân chia khách hàng, phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
3. Thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
4. Thỏa thuận để một hoặc các bên tham gia thỏa thuận thắng thầu khi tham gia đấu thầu trong việc cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
5. Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh.
6. Thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên tham gia thỏa thuận.
7. Thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư.
8. Thỏa thuận áp đặt hoặc ấn định điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho doanh nghiệp khác hoặc thỏa thuận buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng.
9. Thỏa thuận không giao dịch với các bên không tham gia thỏa thuận.
10. Thỏa thuận hạn chế thị trường tiêu thụ sản phẩm, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ của các bên không tham gia thỏa thuận.
11. Thỏa thuận khác gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh.
Như vậy, thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là các thỏa thuận cụ thể theo quy định nêu trên.
Theo đó, thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật cũng là một trong các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.
Thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật có phải là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh không? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp có được thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật trên cùng thị trường liên quan hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Luật Cạnh tranh 2018 quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm như sau:
Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm
1. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên cùng thị trường liên quan quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 11 của Luật này.
2. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều 11 của Luật này.
3. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên cùng thị trường liên quan quy định tại các khoản 7, 8, 9, 10 và 11 Điều 11 của Luật này khi thỏa thuận đó gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường.
4. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp kinh doanh ở các công đoạn khác nhau trong cùng một chuỗi sản xuất, phân phối, cung ứng đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định quy định tại các khoản 1, 2, 3, 7, 8, 9, 10 và 11 Điều 11 của Luật này khi thỏa thuận đó gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật trên cùng thị trường liên quan là hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm khi khi thỏa thuận đó gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường.
Do đó, doanh nghiệp không được thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật trên cùng thị trường liên quan nếu thỏa thuận đó gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường.
Trong trường hợp nào thì thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật bị cấm được miễn trừ?
Căn cứ theo Điều 14 Luật Cạnh tranh 2018 quy định về miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm như sau:
Miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm
1. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh quy định tại các khoản 1, 2, 3, 7, 8, 9, 10 và 11 Điều 11 bị cấm theo quy định tại Điều 12 của Luật này được miễn trừ có thời hạn nếu có lợi cho người tiêu dùng và đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
a) Tác động thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật, công nghệ, nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ;
b) Tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế;
c) Thúc đẩy việc áp dụng thống nhất tiêu chuẩn chất lượng, định mức kỹ thuật của chủng loại sản phẩm;
d) Thống nhất các điều kiện thực hiện hợp đồng, giao hàng, thanh toán nhưng không liên quan đến giá và các yếu tố của giá.
2. Thỏa thuận lao động, thỏa thuận hợp tác trong các ngành, lĩnh vực đặc thù được thực hiện theo quy định của luật khác thì thực hiện theo quy định của luật đó.
Như vậy, theo quy định nêu trên, việc thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật trên cùng thị trường liên quan bị cấm sẽ được miễn trừ có thời hạn nếu thỏa thuận đó có lợi cho người tiêu dùng và đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
(1) Việc thỏa thuận này có tác động thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật, công nghệ, nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ;
(2) Thỏa thuận này giúp tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế;
(3) Thúc đẩy việc áp dụng thống nhất tiêu chuẩn chất lượng, định mức kỹ thuật của chủng loại sản phẩm;
(4) Việc thỏa thuận phải thống nhất các điều kiện thực hiện hợp đồng, giao hàng, thanh toán. Không liên quan đến giá và các yếu tố của giá.
Phạm Thị Thục Quyên
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?
- Phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn trước khi hết thời hạn sử dụng đất mấy tháng? Thời hạn sử dụng đất đối với đất sử dụng có thời hạn là bao lâu?