Vi phạm lần đầu trong thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có được xem là tình tiết giảm nhẹ khi xử phạt vi phạm hành chính không? Đối với hành vi ngăn cản việc tham gia hoặc mở rộng thị trường của doanh nghiệp khác có vi phạm pháp luật cạnh tranh không?
Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là gì? Bao gồm những hành vi nào?
(1) Căn cứ khoản 4 Điều 3 Luật Cạnh tranh 2018 quy định về khái niệm thỏa thuận hạn chế cạnh tranh như sau:
4. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là hành vi thỏa thuận giữa các bên dưới mọi hình thức gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh.
(2) Căn cứ Điều 11 Luật Cạnh tranh 2018 quy định về các hành vi được xem là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bao gồm:
- Thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.
- Thỏa thuận phân chia khách hàng, phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
- Thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
- Thỏa thuận để một hoặc các bên tham gia thỏa thuận thắng thầu khi tham gia đấu thầu trong việc cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
- Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh.
- Thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên tham gia thỏa thuận.
- Thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư.
- Thỏa thuận áp đặt hoặc ấn định điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho doanh nghiệp khác hoặc thỏa thuận buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng.
- Thỏa thuận không giao dịch với các bên không tham gia thỏa thuận.
- Thỏa thuận hạn chế thị trường tiêu thụ sản phẩm, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ của các bên không tham gia thỏa thuận.
- Thỏa thuận khác gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh.
(3) Căn cứ Điều 12 Luật Cạnh tranh 2018 quy định Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm như sau:
- Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên cùng thị trường liên quan quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 11 của Luật này.
- Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều 11 của Luật này.
- Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên cùng thị trường liên quan quy định tại các khoản 7, 8, 9, 10 và 11 Điều 11 của Luật này khi thỏa thuận đó gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường.
- Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp kinh doanh ở các công đoạn khác nhau trong cùng một chuỗi sản xuất, phân phối, cung ứng đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định quy định tại các khoản 1, 2, 3, 7, 8, 9, 10 và 11 Điều 11 của Luật này khi thỏa thuận đó gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường.
Vi phạm lần đầu trong thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có được xem là tình tiết giảm nhẹ khi xử phạt vi phạm hành chính không?
Tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng trong xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh như thế nào?
Căn cứ Điều 5 Nghị định 75/2019/NĐ-CP quy định về tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng trong xử phạt vi phạm hành chính như sau:
- Tình tiết giảm nhẹ trong xử phạt vi phạm các quy định pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh bao gồm:
+ Người vi phạm đã có hành vi ngăn chặn, làm giảm bớt hậu quả của vi phạm hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại;
+ Người vi phạm đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi; tích cực giúp đỡ cơ quan chức năng phát hiện vi phạm, xử lý vi phạm;
+ Vi phạm do bị ép buộc hoặc bị lệ thuộc;
+ Vi phạm lần đầu.
- Tình tiết tăng nặng trong xử phạt vi phạm các quy định pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh bao gồm:
+ Vi phạm có tổ chức;
+ Vi phạm nhiều lần; tái phạm;
+ Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, thiên tai, thảm họa, dịch bệnh hoặc, những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để vi phạm;
+ Tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm mặc dù Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh hoặc cơ quan có thẩm quyền khác đã yêu cầu chấm dứt hành vi đó;
+ Sau khi vi phạm đã có hành vi trốn tránh, che giấu vi phạm;
+ Vi phạm có quy mô lớn, số lượng hoặc trị giá hàng hóa lớn.
- Các tình tiết đã được sử dụng để áp dụng chính sách khoan hồng không được tính là một tình tiết giảm nhẹ.
Như vậy từ những căn cứ trên, nếu bạn có vi phạm lần đầu với một trong những hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được nêu tại Điều 12 Luật Cạnh tranh 2018 thì có thể được xem là tình tiết giảm nhẹ nếu bạn không vi phạm thêm những quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 75/2019/NĐ-CP như sau: Vi phạm có tổ chức; Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, thiên tai, thảm họa, dịch bệnh hoặc, những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để vi phạm; Sau khi vi phạm đã có hành vi trốn tránh, che giấu vi phạm; Vi phạm có quy mô lớn, số lượng hoặc trị giá hàng hóa lớn.
Hành vi ngăn cản việc tham gia hoặc mở rộng thị trường của doanh nghiệp khác có vi phạm pháp luật cạnh tranh không?
Căn cứ khoản 1 Điều 27 Luật Cạnh tranh 2018 quy định về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm như sau:
- Doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường thực hiện hành vi sau đây:
+ Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ đối thủ cạnh tranh;
+ Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu gây ra hoặc có khả năng gây ra thiệt hại cho khách hàng;
+ Hạn chế sản xuất, phân phối hàng hóa, dịch vụ, giới hạn thị trường, cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ gây ra hoặc có khả năng gây ra thiệt hại cho khách hàng;
+ Áp dụng điều kiện thương mại khác nhau trong các giao dịch tương tự dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia, mở rộng thị trường hoặc loại bỏ doanh nghiệp khác;
+ Áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác trong ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ hoặc yêu cầu doanh nghiệp khác, khách hàng chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia, mở rộng thị trường hoặc loại bỏ doanh nghiệp khác;
+ Ngăn cản việc tham gia hoặc mở rộng thị trường của doanh nghiệp khác;
+ Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm theo quy định của luật khác.
Như vậy đối với hành vi ngăn cản việc tham gia hoặc mở rộng thị trường của doanh nghiệp khác đã vi phạm một trong những điều cấm về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường căn cứ điểm e khoản 1 Điều 27 Luật Cạnh tranh 2018.
Lê Thị Trúc Linh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Danh mục, nội dung gói dịch vụ y tế cơ bản do trạm y tế xã thực hiện do Bộ Y tế ban hành mới nhất?
- Công chức giữ chức vụ lãnh đạo của Bộ Tư pháp có 02 năm liên tiếp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ có bị cho thôi việc?
- Từ ngày 1/1/2025, quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện hoạt động theo nguyên tắc nào?
- Người làm chứng trong tố tụng dân sự là ai? Người làm chứng được từ chối khai báo lời khai không?
- Văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư dự án cải tạo nhà chung cư phải được công bố công khai ở đâu?