Doanh nghiệp có được ưu đãi khi khai thác nước để cấp nước sinh hoạt cho bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số không?
- Doanh nghiệp có được hưởng ưu đãi khi khai thác nước để cấp nước sinh hoạt cho bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số không?
- Khi khai thác tài nguyên nước cho sinh hoạt có cần kết hợp mô hình cấp nước tập trung và phân tán trong đầu tư xây dựng không?
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm kiểm soát các hoạt động có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt không?
Doanh nghiệp có được hưởng ưu đãi khi khai thác nước để cấp nước sinh hoạt cho bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 73 Luật Tài nguyên nước 2023 quy định:
Ưu đãi, hỗ trợ đối với hoạt động quản lý, bảo vệ, điều hoà, phân phối, phục hồi, phát triển, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra
Tổ chức, cá nhân được hưởng ưu đãi, hỗ trợ hoặc miễn, giảm tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan khi thực hiện các hoạt động sau đây:
1. Tham gia phục hồi nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm;
2. Tìm kiếm, thăm dò, khai thác nước để cấp nước sinh hoạt, sản xuất cho người dân ở các vùng khan hiếm nước ngọt, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, cho người nghèo, phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật và các đối tượng dễ bị tổn thương khác;
...
Theo đó doanh nghiệp sẽ được hưởng hưu đãi, hỗ trợ hoặc miễn, giảm tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước khi thực hiện hoạt động khai thác nước để cấp nước sinh hoạt cho bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Doanh nghiệp có được hưởng ưu đãi khi khai thác nước để cấp nước sinh hoạt cho bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số không? (Hình từ Internet)
Khi khai thác tài nguyên nước cho sinh hoạt có cần kết hợp mô hình cấp nước tập trung và phân tán trong đầu tư xây dựng không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 43 Luật Tài nguyên nước 2023 quy định như sau:
Khai thác tài nguyên nước cho sinh hoạt
1. Tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên nước để sản xuất, cung cấp nước sạch cho sinh hoạt có trách nhiệm sau đây:
a) Áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và vận hành hệ thống cấp nước, có phương án cấp nước dự phòng, phòng ngừa, ứng phó sự cố ô nhiễm nguồn nước, thiếu nước và các sự cố khác theo quy định của pháp luật về cấp nước bảo đảm cấp nước ổn định, an toàn, liên tục và giảm thiểu thất thoát, lãng phí nước;
b) Chỉ dẫn về vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt và kiểm soát, theo dõi các hoạt động trong vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt;
c) Thực hiện quan trắc, giám sát khai thác tài nguyên nước và quan trắc, giám sát tự động liên tục, định kỳ chất lượng nguồn nước khai thác theo quy định tại Điều 51 của Luật này và kết nối, truyền dữ liệu về Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia.
2. Kết hợp mô hình cấp nước tập trung và phân tán trong đầu tư xây dựng, quản lý, vận hành công trình cấp nước sinh hoạt. Việc đầu tư xây dựng, quản lý, vận hành công trình cấp nước sinh hoạt tập trung phải bảo đảm không cản trở việc khai thác nước của tổ chức, cá nhân đã được cấp phép khai thác tài nguyên nước trong vùng phục vụ cấp nước.
...
Như vậy, khi khai thác tài nguyên nước cho sinh hoạt cần kết hợp mô hình cấp nước tập trung và phân tán trong đầu tư xây dựng, quản lý, vận hành công trình cấp nước sinh hoạt.
Việc đầu tư xây dựng, quản lý, vận hành công trình cấp nước sinh hoạt tập trung phải bảo đảm không cản trở việc khai thác nước của tổ chức, cá nhân đã được cấp phép khai thác tài nguyên nước trong vùng phục vụ cấp nước.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm kiểm soát các hoạt động có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt không?
Căn cứ theo điểm a khoản 2 Điều 26 Luật Tài nguyên nước 2023 quy định về việc bảo vệ chất lượng nguồn nước sinh hoạt như sau:
Bảo vệ chất lượng nguồn nước sinh hoạt
1. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ chất lượng nguồn nước sinh hoạt. Người phát hiện hành vi gây ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt có trách nhiệm kịp thời báo cho Ủy ban nhân dân nơi gần nhất.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm sau đây:
a) Kiểm soát các hoạt động có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt;
b) Xác định và tổ chức việc công bố vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt trên cơ sở đề xuất của tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên nước cho sinh hoạt theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường;
c) Tổ chức quan trắc, công bố thông tin chất lượng nguồn nước sinh hoạt, cảnh báo hiện tượng bất thường về chất lượng nguồn nước sinh hoạt trên địa bàn;
d) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã thực hiện các biện pháp theo dõi, giám sát, bảo vệ chất lượng nguồn nước sinh hoạt tại địa phương.
...
Như vậy, trong việc bảo vệ chất lượng nguồn nước sinh hoạt Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cần phải có trách nhiệm kiểm soát các hoạt động có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt.
Trịnh Kim Quốc Dũng
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Khai thác tài nguyên nước có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngân hàng là gì? Ngân hàng có những loại hình nào? Hình thức pháp lý của ngân hàng là gì theo quy định?
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?