Doanh nghiệp có quyền yêu cầu người lao động ký bản cam kết bảo vệ bí mật kinh doanh với nội dung không làm việc cho đối thủ cạnh tranh không?
- Người lao động có trách nhiệm bảo vệ bí mật kinh doanh của doanh nghiệp hay không?
- Người sử dụng cần thực hiện nghĩa vụ nào để đảm bảo người lao động tuân thủ quy định bảo vệ bí mật kinh doanh của doanh nghiệp?
- Doanh nghiệp có quyền yêu cầu người lao động ký bản cam kết bảo vệ bí mật kinh doanh với nội dung không làm việc cho đối thủ cạnh tranh không?
Người lao động có trách nhiệm bảo vệ bí mật kinh doanh của doanh nghiệp hay không?
Căn cứ khoản 2 Điều 118 Bộ Luật Lao động 2019 quy định về nội quy lao động như sau:
"Điều 118. Nội quy lao động
2. Nội dung nội quy lao động không được trái với pháp luật về lao động và quy định của pháp luật có liên quan. Nội quy lao động bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
b) Trật tự tại nơi làm việc;
c) An toàn, vệ sinh lao động;
d) Phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc; trình tự, thủ tục xử lý hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
đ) Việc bảo vệ tài sản và bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động;
e) Trường hợp được tạm thời chuyển người lao động làm việc khác so với hợp đồng lao động;
g) Các hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động và các hình thức xử lý kỷ luật lao động;
h) Trách nhiệm vật chất;
i) Người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động."
Theo quy định thì nội quy lao động quy định về việc bảo vệ tài sản và bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động tại điểm đ khoản 2 Điều 118 Bộ Luật lao động. Khi người lao động làm việc tại doanh nghiệp thì buộc phải tuân theo nội quy của doanh nghiêp nên người lao động phải có trách nhiệm bảo vệ bí mật công nghệ của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp có quyền yêu cầu người lao động ký bản cam kết bảo vệ bí mật kinh doanh với nội dung không làm việc cho đối thủ cạnh tranh không?
Người sử dụng cần thực hiện nghĩa vụ nào để đảm bảo người lao động tuân thủ quy định bảo vệ bí mật kinh doanh của doanh nghiệp?
Căn cứ Điều 16 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghĩa vụ của người sử dụng lao động như sau:
"Điều 16. Nghĩa vụ cung cấp thông tin khi giao kết hợp đồng lao động
1. Người sử dụng lao động phải cung cấp thông tin trung thực cho người lao động về công việc, địa điểm làm việc, điều kiện làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn, vệ sinh lao động, tiền lương, hình thức trả lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, quy định về bảo vệ bí mật kinh doanh, bảo vệ bí mật công nghệ và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người lao động yêu cầu.
2. Người lao động phải cung cấp thông tin trung thực cho người sử dụng lao động về họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, trình độ học vấn, trình độ kỹ năng nghề, xác nhận tình trạng sức khỏe và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người sử dụng lao động yêu cầu."
Theo đó, người sử dụng lao động có nghĩa vụ cũng cấp thông tin quy định về bảo vệ bí mật kinh doanh, bảo vệ bí mật công nghệ và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động để đám bảo người lao động nắm được những thông tin quy định của doanh nghiệp trước khi ký hợp đồng lao động.
Doanh nghiệp có quyền yêu cầu người lao động ký bản cam kết bảo vệ bí mật kinh doanh với nội dung không làm việc cho đối thủ cạnh tranh không?
Căn cứ khoản 2 Điều 21 Bộ Luật lao động 2019 quy định về nội dung bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ của doanh nghiệp như sau:
"Điều 21. Nội dung hợp đồng lao động
2. Khi người lao động làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ theo quy định của pháp luật thì người sử dụng lao động có quyền thỏa thuận bằng văn bản với người lao động về nội dung, thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bảo vệ bí mật công nghệ, quyền lợi và việc bồi thường trong trường hợp vi phạm"
Ngoài ra, tại khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH quy đinh về bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ như sau:
"Điều 4. Bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ
1. Khi người lao động làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ theo quy định của pháp luật thì người sử dụng lao động có quyền thỏa thuận với người lao động về nội dung bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ trong hợp đồng lao động hoặc bằng văn bản khác theo quy định của pháp luật.
2. Thỏa thuận về bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ có thể gồm những nội dung chủ yếu sau:
a) Danh mục bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ;
b) Phạm vi sử dụng bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ;
c) Thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ;
d) Phương thức bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ;
đ) Quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động trong thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ;
e) Xử lý vi phạm thỏa thuận bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ"
Từ quy định trên thì doanh nghiệp có quyền thỏa thuận với người lao động về nội dung bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ trong hợp đồng lao động hoặc bằng văn bản khác khi người lao động làm việc có liên quan bí mật của doanh nghiệp.
Trần Thành Nhân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bí mật kinh doanh có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trước ngày 5 12, đối tượng nào phải báo cáo tình hình sử dụng lao động hằng năm? Cần lưu ý điều gì khi điền Báo cáo tình hình sử dụng lao động?
- Nghị định 154/2024 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú thế nào? Xem toàn văn Nghị định 154/2024 ở đâu?
- Người có trách nhiệm giáo dục ép buộc trẻ em xem phim 18+ trình diễn khiêu dâm sẽ bị cấm đảm nhiệm chức vụ?
- Mẫu đơn xin xác nhận tạm trú mới nhất? Nơi cư trú của người không có nơi thường trú và nơi tạm trú xác định như thế nào?
- Thay thế tờ khai hải quan bằng chứng từ trong hồ sơ hải quan được không? Thời hạn nộp chứng từ có liên quan thuộc hồ sơ hải quan?