Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ không thực hiện được nhiệm vụ do Nhà nước giao trong vòng mấy năm thì bị xem xét giải thể?
- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ không thực hiện được nhiệm vụ do Nhà nước giao trong vòng mấy năm thì bị xem xét giải thể?
- Ai có thẩm quyền đề nghị giải thể doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ khi doanh nghiệp không thực hiện được các nhiệm vụ do Nhà nước giao?
- Quy trình giải thể doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được thực hiện như thế nào?
Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ không thực hiện được nhiệm vụ do Nhà nước giao trong vòng mấy năm thì bị xem xét giải thể?
Căn cứ Điều 39 Nghị định 23/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Điều kiện giải thể doanh nghiệp
1. Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ bị xem xét giải thể trong các trường hợp sau:
...
c) Không thực hiện được các nhiệm vụ do Nhà nước giao trong thời gian 02 năm liên tiếp sau khi đã áp dụng các biện pháp cần thiết;
d) Việc tiếp tục duy trì doanh nghiệp là không cần thiết;
đ) Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quy định gia hạn.
...
Như vậy, theo quy định nêu trên, doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có thể bị xem xét giải thể nếu không thực hiện được các nhiệm vụ do Nhà nước giao trong thời gian 02 năm liên tiếp sau khi đã áp dụng các biện pháp cần thiết.
Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ không thực hiện được các nhiệm vụ do Nhà nước giao trong vòng mấy năm thì bị xem xét giải thể? (Hình từ Internet)
Ai có thẩm quyền đề nghị giải thể doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ khi doanh nghiệp không thực hiện được các nhiệm vụ do Nhà nước giao?
Căn cứ Điều 40 Nghị định 23/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm quyền đề nghị giải thể và quyết định giải thể doanh nghiệp
1. Thẩm quyền đề nghị giải thể doanh nghiệp:
a) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
b) Cơ quan đại diện chủ sở hữu;
c) Cơ quan thanh tra, kiểm toán, thuế hoặc các cơ quan chức năng khác của Nhà nước khi thực hiện nhiệm vụ theo thẩm quyền, phát hiện doanh nghiệp rơi vào tình trạng phải giải thể.
2. Thẩm quyền quyết định giải thể doanh nghiệp:
a) Đối với doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, Thủ tướng Chính phủ quyết định giải thể trên cơ sở đề nghị của cơ quan đại diện chủ sở hữu và ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và bộ quản lý ngành.
b) Đối với doanh nghiệp do cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định thành lập hoặc được giao quản lý, cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định giải thể doanh nghiệp.
Như vậy, theo quy định, khi doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ không thực hiện được các nhiệm vụ do Nhà nước giao trong thời gian 02 năm liên tiếp sau khi đã áp dụng các biện pháp cần thiết thì thẩm quyền đề nghị giải thể thuộc các đơn vị sau đây:
(1) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
(2) Cơ quan đại diện chủ sở hữu;
(3)) Cơ quan thanh tra, kiểm toán, thuế hoặc các cơ quan chức năng khác của Nhà nước khi thực hiện nhiệm vụ theo thẩm quyền, phát hiện doanh nghiệp rơi vào tình trạng phải giải thể.
Quy trình giải thể doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được thực hiện như thế nào?
Căn cứ Điều 41 Nghị định 23/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Quy trình giải thể doanh nghiệp
1. Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày xác định doanh nghiệp thuộc một trong các trường hợp xem xét giải thể quy định tại Điều 39 Nghị định này, người có thẩm quyền quyết định giải thể doanh nghiệp ra quyết định giải thể và thành lập Hội đồng giải thể để thực hiện các bước giải thể doanh nghiệp.
2. Người có thẩm quyền ra quyết định giải thể doanh nghiệp theo các nội dung quy định tại Điều 42 Nghị định này.
3. Sau khi có quyết định giải thể:
a) Hội đồng giải thể có trách nhiệm thực hiện các quy định tại Điều 43 Nghị định này;
b) Doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện các quy định tại Điều 45 Nghị định này;
c) Cơ quan thuế trực tiếp quản lý việc thu thuế có trách nhiệm ban hành văn bản xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp.
4. Hội đồng giải thể tự động chấm dứt hoạt động khi doanh nghiệp đã hoàn tất các thủ tục giải thể theo quy định của pháp luật và cơ quan đăng ký kinh doanh chuyển tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng đã giải thể.
Như vậy, theo quy định nêu trên, quy trình giải thể doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được thực hiện như sau:
Bước 1: Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày xác định doanh nghiệp thuộc một trong các trường hợp xem xét giải thể, người có thẩm quyền quyết định giải thể doanh nghiệp ra quyết định giải thể và thành lập Hội đồng giải thể để thực hiện các bước giải thể doanh nghiệp.
Bước 2: Người có thẩm quyền ra quyết định giải thể doanh nghiệp theo các nội dung quy định tại Điều 42 Nghị định 23/2022/NĐ-CP.
Bước 3: Sau khi có quyết định giải thể:
- Hội đồng giải thể có trách nhiệm thực hiện các quy định tại Điều 43 Nghị định 23/2022/NĐ-CP;
- Doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện các quy định tại Điều 45 Nghị định 23/2022/NĐ-CP;
- Cơ quan thuế trực tiếp quản lý việc thu thuế có trách nhiệm ban hành văn bản xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp.
Phan Thị Như Ý
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Doanh nghiệp nhà nước có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời hạn thực hiện quyết toán hợp đồng xây dựng sử dụng vốn đầu tư công không được vượt quá bao lâu?
- Đất công trình thủy lợi là đất gì? Đất công trình thủy lợi được sử dụng không nhằm mục đích kinh doanh thì có thu tiền sử dụng đất không?
- Định danh tài khoản mạng xã hội là gì? Mạng xã hội cung cấp cho cộng đồng người sử dụng các dịch vụ gì?
- Hành lý sẽ được thanh lý trong trường hợp nào? Thủ tục thanh lý hành lý được thực hiện như thế nào?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú với đảng viên là cán bộ công chức viên chức đi học tập trung 12 tháng trong năm?