Khi chia doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ người lao động có được hưởng trợ cấp thôi việc?
Chia doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 13 Nghị định 23/2022/NĐ-CP thì việc chia doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được quy định như sau:
Hợp nhất, sáp nhập, chia, tách doanh nghiệp
1. Hợp nhất doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ:
Hai hoặc một số doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (sau đây gọi là công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất với nhau thành một doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ mới (sau đây gọi là công ty hợp nhất), đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất.
2. Sáp nhập doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ:
Một hoặc một số doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.
3. Chia doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ:
Một doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có thể chia các tài sản, quyền, nghĩa vụ của công ty hiện có (sau đây gọi là công ty bị chia) để thành lập hai hoặc nhiều doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ mới, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị chia.
4. Tách doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ:
Một doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có thể tách bằng cách chuyển một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ của công ty hiện có (sau đây gọi là công ty bị tách) để thành lập một hoặc một số doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (sau đây gọi là công ty được tách) mà không chấm dứt tồn tại của công ty bị tách.
Như vậy, việc chia doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có thể hiểu là quá trình công ty gốc (công ty ban đầu do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ) chia tài sản, quyền, nghĩa vụ của mình để thành lập hai hoặc nhiều doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ mới, đồng thời chấm dứt tồn tại của công ty gốc sau khi hoàn tất quá trình chia.
Chia doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là gì? (Hình từ Internet)
Đề án chia doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ bao gồm các nội dung nào?
Nội dung của đề án chia doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định 23/2022/NĐ-CP bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
(1) Tên, địa chỉ các doanh nghiệp trước và sau khi hợp nhất, sáp nhập, chia, tách;
(2) Sự cần thiết của việc hợp nhất, sáp nhập, chia, tách doanh nghiệp;
Sự phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành quốc gia;
(3) Mức vốn điều lệ của doanh nghiệp sau khi hợp nhất, sáp nhập, chia, tách;
(4) Phương án sắp xếp, sử dụng lao động;
(5) Phương án xử lý tài chính, chuyển đổi, bàn giao vốn, tài sản và giải quyết các quyền, nghĩa vụ của các doanh nghiệp liên quan đến việc chia doanh nghiệp;
(6) Thời hạn thực hiện chia doanh nghiệp;
(7) Các nội dung khác quy định tại Khoản 3 Điều 6 Nghị định 23/2022/NĐ-CP.
Khi chia doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thì người lao động có được hưởng trợ cấp thôi việc?
Căn cứ theo quy định tại Điều 20 Nghị định 23/2022/NĐ-CP về chính sách đối với người lao động và người giữ chức danh lãnh đạo quản lý như sau:
Chính sách đối với người lao động và người giữ chức danh lãnh đạo quản lý
1. Người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật về lao động.
2. Người lao động chấm dứt hợp đồng lao động được hưởng chế độ trợ cấp mất việc làm, thôi việc theo quy định của pháp luật về lao động hoặc chính sách đối với người lao động dôi dư khi hợp nhất, sáp nhập, chia, tách doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
3. Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc (Giám đốc), Kiểm soát viên làm việc theo chế độ bổ nhiệm được cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét từng trường hợp cụ thể để bố trí việc làm khi thực hiện hợp nhất, sáp nhập, chia, tách. Trường hợp làm việc theo chế độ bổ nhiệm mà không bố trí được việc làm thì được giải quyết chế độ tinh giản biên chế theo quy định.
Theo đó, khi chia doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thì người lao động chấm dứt hợp đồng lao động sẽ được hưởng chế độ trợ cấp thôi việc, mất việc làm theo quy định của pháp luật về lao động.
Trịnh Lê Vy
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chia doanh nghiệp có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải về mẫu phiếu theo dõi việc sử dụng và khai thác hồ sơ cán bộ công chức file word mới nhất?
- Mẫu Sổ đăng ký hồ sơ viên chức là mẫu nào? Tải mẫu ở đâu? Cách ghi Sổ đăng ký hồ sơ viên chức thế nào?
- Mẫu hợp đồng giao khoán của hợp tác xã mới nhất? Hợp tác xã có được tự thiết kế biểu mẫu chứng từ kế toán không?
- Lịch đi nghĩa vụ quân sự năm 2025 chính thức thế nào? Chế độ báo cáo về việc tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2025?
- Mua trả chậm và mua trả góp khác nhau thế nào? Mức xử phạt hành chính đối với hành vi không thanh toán đúng hạn?