Doanh nghiệp kiểm toán có thể thành lập theo loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được không?
Doanh nghiệp kiểm toán có thể thành lập theo loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 20 Luật Kiểm toán độc lập 2011 về các loại doanh nghiệp kiểm toán và chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam như sau:
Các loại doanh nghiệp kiểm toán và chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam
1. Các loại doanh nghiệp sau đây được kinh doanh dịch vụ kiểm toán:
a) Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
b) Công ty hợp danh;
c) Doanh nghiệp tư nhân.
2. Chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam được kinh doanh dịch vụ kiểm toán theo quy định của pháp luật.
3. Doanh nghiệp, chi nhánh doanh nghiệp không đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán thì không được sử dụng cụm từ “kiểm toán” trong tên gọi.
4. Doanh nghiệp kiểm toán không được góp vốn để thành lập doanh nghiệp kiểm toán khác, trừ trường hợp góp vốn với doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài để thành lập doanh nghiệp kiểm toán tại Việt Nam.
Như vậy, doanh nghiệp kiểm toán không thể thành lập theo loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
Doanh nghiệp kiểm toán có thể thành lập theo loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được không? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp kiểm toán được đặt cơ sở kinh doanh dịch vụ kiểm toán ở nước ngoài đúng không?
Căn cứ theo điểm d khoản 1 Điều 28 Luật Kiểm toán độc lập 2011 có quy định như sau:
Quyền của doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam
1. Doanh nghiệp kiểm toán có các quyền sau đây:
a) Cung cấp các dịch vụ quy định tại Điều 40 của Luật này;
b) Nhận phí dịch vụ;
c) Thành lập chi nhánh kinh doanh dịch vụ kiểm toán;
d) Đặt cơ sở kinh doanh dịch vụ kiểm toán ở nước ngoài;
đ) Tham gia tổ chức kiểm toán quốc tế, tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán;
e) Yêu cầu đơn vị được kiểm toán cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu cần thiết và giải trình các vấn đề có liên quan đến nội dung kiểm toán; yêu cầu kiểm kê tài sản, đối chiếu công nợ của đơn vị được kiểm toán có liên quan đến nội dung kiểm toán; kiểm tra toàn bộ hồ sơ, tài liệu có liên quan đến hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị được kiểm toán ở trong và ngoài đơn vị trong quá trình thực hiện kiểm toán;
g) Kiểm tra, xác nhận các thông tin kinh tế, tài chính có liên quan đến đơn vị được kiểm toán ở trong và ngoài đơn vị trong quá trình thực hiện kiểm toán;
...
Như vậy, doanh nghiệp kiểm toán được quyền đặt cơ sở kinh doanh dịch vụ kiểm toán ở nước ngoài.
Doanh nghiệp kiểm toán bị phá sản thì phải thông báo cho Bộ Tài chính trong bao nhiêu ngày?
Căn cứ theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 8 Thông tư 202/2012/TT-BTC về giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán hết hiệu lực hoặc không còn giá trị như sau:
Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán hết hiệu lực hoặc không còn giá trị
1. Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán hết hiệu lực hoặc không còn giá trị trong các trường hợp sau:
a) Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán hết thời hạn;
b) Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán bị thu hồi;
c) Trong thời gian kiểm toán viên bị đình chỉ hành nghề kiểm toán;
d) Kiểm toán viên hành nghề không còn làm việc và chấm dứt hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian tại doanh nghiệp kiểm toán ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán;
đ) Hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian tại doanh nghiệp kiểm toán hết thời hạn hoặc bị chấm dứt hoặc có các thay đổi dẫn đến không còn bảo đảm là hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư này;
e) Giấy phép lao động tại Việt Nam của kiểm toán viên hành nghề là người nước ngoài hết hiệu lực hoặc không còn giá trị;
g) Kiểm toán viên hành nghề không tiếp tục hành nghề kiểm toán;
h) Doanh nghiệp kiểm toán bị chấm dứt hoạt động, giải thể, phá sản, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi hình thức sở hữu;
i) Kiểm toán viên hành nghề bị phạt tù giam theo tuyên bố của Toà án;
...
Bên cạnh đó, tại khoản 4 Điều 15 Thông tư 202/2012/TT-BTC có quy định về trách nhiệm của doanh nghiệp kiểm toán và người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp kiểm toán như sau:
Trách nhiệm của doanh nghiệp kiểm toán và người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp kiểm toán
...
4. Thông báo bằng văn bản cho Bộ Tài chính chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày Giấy chứng nhận hết hiệu lực hoặc không còn giá trị đối với các trường hợp quy định tại điểm d, đ, e, g, h, i khoản 1 Điều 8 Thông tư này.
...
Như vậy, doanh nghiệp kiểm toán bị phá sản thì phải tiến hành thông báo bằng văn bản cho Bộ Tài chính trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán không còn giá trị.
Trịnh Lê Vy
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Doanh nghiệp kiểm toán có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hành lý sẽ được thanh lý trong trường hợp nào? Thủ tục thanh lý hành lý được thực hiện như thế nào?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú với đảng viên là cán bộ công chức viên chức đi học tập trung 12 tháng trong năm?
- Anh em họ hàng chung sống với nhau như vợ chồng bị phạt bao nhiêu? Giải quyết hậu quả việc chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thế nào?
- Mẫu Bản kiểm điểm Đảng viên của Bí thư đảng đoàn mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Nội dung kiểm điểm của Bí thư đảng đoàn?
- Kỳ kế toán năm đầu tiên ngắn hơn 90 ngày thì có được cộng qua năm sau để tính thành một kỳ kế toán năm không?