Doanh nghiệp kiểm toán vừa bị sai phạm đến chất lượng kiểm toán thì có đủ điều kiện được lựa chọn ủy thác?
- Doanh nghiệp kiểm toán vừa bị sai phạm đến chất lượng kiểm toán thì có đủ điều kiện được lựa chọn ủy thác?
- Doanh nghiệp kiểm toán có nhu cầu thực hiện ủy thác kiểm toán thì đăng ký với cơ quan nào?
- Doanh nghiệp được lựa chọn ủy thác có được quyền độc lập về chuyên môn nghiệp vụ khi thực hiện các dịch vụ trong hợp đồng không?
Doanh nghiệp kiểm toán vừa bị sai phạm đến chất lượng kiểm toán thì có đủ điều kiện được lựa chọn ủy thác?
Doanh nghiệp kiểm toán vừa bị sai phạm đến chất lượng kiểm toán thì có đủ điều kiện được lựa chọn ủy thác, thì theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Quy chế ủy thác hoặc thuê doanh nghiệp kiểm toán thực hiện kiểm toán ban hành kèm theo Quyết định 1250/QĐ-KTNN năm 2023 như sau:
Điều kiện các doanh nghiệp kiểm toán được ủy thác hoặc thuê kiểm toán
Doanh nghiệp kiểm toán được xem xét, lựa chọn ủy thác hoặc thuê kiểm toán phải có đủ các điều kiện sau, trừ trường hợp đặc biệt khác:
1. Là doanh nghiệp kiểm toán đã đủ điều kiện hoạt động hợp pháp, được chấp thuận có tên trong danh sách công khai của Bộ Tài chính, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (thuộc lĩnh vực chứng khoán) hoặc Ngân hàng thế giới (WB) lựa chọn hàng năm (đối với các dự án có nguồn vốn do WB tài trợ)…”.
2. Trong 03 năm trước liền kề không có sai phạm bị cơ quan nhà nước hoặc Hội nghề nghiệp về kiểm toán xử lý liên quan đến chất lượng kiểm toán.
3. Doanh nghiệp kiểm toán trong 03 năm trước liền kề và trong khoảng thời gian từ thời kỳ được kiểm toán đến thời điểm ký hợp đồng ủy thác hoặc thuê doanh nghiệp kiểm toán không thực hiện dịch vụ ghi sổ kế toán, lập báo cáo tài chính, dịch vụ kiểm toán, định giá tài sản, tư vấn quản lý, tư vấn tài chính cho khách hàng là đơn vị được kiểm toán mà Kiểm toán nhà nước ủy thác hoặc thuê kiểm toán; không thực hiện các dịch vụ trên trong thời kỳ được kiểm toán thuộc nội dung kiểm toán mà Kiểm toán nhà nước ủy thác hoặc thuê kiểm toán.
4. Người có trách nhiệm quản lý, điều hành của doanh nghiệp kiểm toán không phải là thành viên, cổ đông sáng lập hoặc mua cổ phần, góp vốn vào đơn vị được kiểm toán hoặc có quan hệ kinh tế, tài chính khác với đơn vị được kiểm toán theo quy định của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán.
5. Người có trách nhiệm quản lý, điều hành của doanh nghiệp kiểm toán không có bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ, vợ, chồng, con, anh ruột, chị ruột, em ruột là thành viên, cổ đông sáng lập hoặc mua cổ phần, góp vốn và có ảnh hưởng đáng kể đối với đơn vị được kiểm toán hoặc là người có trách nhiệm quản lý, điều hành, thành viên ban kiểm soát hoặc kế toán trưởng của đơn vị được kiểm toán.
6. Người có trách nhiệm quản lý, điều hành, thành viên ban kiểm soát hoặc kế toán trưởng của đơn vị được kiểm toán không được đồng thời là người góp vốn và có ảnh hưởng đáng kể đối với doanh nghiệp kiểm toán.
7. Doanh nghiệp kiểm toán và đơn vị được kiểm toán không có cùng một cá nhân hoặc doanh nghiệp, tổ chức thành lập hoặc tham gia thành lập.
Như vậy, theo quy định trên thì doanh nghiệp kiểm toán 03 năm trước liền kề không có sai phạm bị cơ quan nhà nước hoặc Hội nghề nghiệp về kiểm toán xử lý liên quan đến chất lượng kiểm toán.
Cho nên nếu doanh nghiệp kiểm toán vừa bị trong 03 năm liền kề thì không đủ điều kiện được lựa chọn ủy thác.
Doanh nghiệp kiểm toán vừa bị sai phạm đến chất lượng kiểm toán thì có đủ điều kiện được lựa chọn ủy thác? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp kiểm toán có nhu cầu thực hiện ủy thác kiểm toán thì đăng ký với cơ quan nào?
Doanh nghiệp kiểm toán có nhu cầu thực hiện ủy thác kiểm toán thì đăng ký với cơ quan được quy định tại khoản 2 Điều 10 Quy chế ủy thác hoặc thuê doanh nghiệp kiểm toán thực hiện kiểm toán ban hành kèm theo Quyết định 1250/QĐ-KTNN năm 2023 như sau:
Thủ tục và trình tự lựa chọn
1. Khi có nhu cầu ủy thác hoặc thuê kiểm toán, Kiểm toán nhà nước công bố cơ quan, tổ chức cần ủy thác hoặc thuê kiểm toán; thủ tục, hồ sơ đăng ký nhận ủy thác hoặc thuê kiểm toán theo quy định của Luật Đấu thầu.
2. Doanh nghiệp kiểm toán có đủ điều kiện quy định tại Điều 9 của Quy chế này, có nhu cầu nhận thực hiện ủy thác hoặc thuê kiểm toán đăng ký với Kiểm toán nhà nước (qua Văn phòng Kiểm toán nhà nước). Hồ sơ gồm:
a) Đơn đề nghị được ủy thác hoặc thuê kiểm toán.
b) Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (hoặc giấy chứng nhận đầu tư) và Điều lệ công ty.
c) Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán.
d) Danh sách khách hàng trong 03 năm trước liền kề và trong khoảng thời gian từ thời kỳ được kiểm toán đến thời điểm ký hợp đồng ủy thác hoặc thuê doanh nghiệp kiểm toán.
đ) Danh sách Kiểm toán viên đăng ký có giấy chứng nhận đăng ký hành nghề của Bộ Tài chính cấp còn thời hạn kèm theo sơ yếu lý lịch, trong đó tóm tắt quá trình làm việc của kiểm toán viên hành nghề và giám đốc doanh nghiệp kiểm toán.
e) Các tài liệu khác theo yêu cầu của Kiểm toán nhà nước.
3. Căn cứ vào đối tượng và nhu cầu ủy thác hoặc thuê kiểm toán, danh sách các doanh nghiệp kiểm toán nộp hồ sơ dự thầu/hồ sơ đề xuất, Hội đồng thẩm định doanh nghiệp kiểm toán xem xét, trình Tổng Kiểm toán nhà nước doanh nghiệp kiểm toán đủ điều kiện. Văn phòng Kiểm toán nhà nước chủ trì phối hợp với Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán và các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước có nhu cầu ủy thác hoặc thuê kiểm toán giúp Tổng Kiểm toán nhà nước tổ chức lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật Đấu thầu.
Như vậy, theo quy định trên thì doanh nghiệp kiểm toán có nhu cầu thực hiện ủy thác kiểm toán thì đăng ký với Kiểm toán nhà nước (qua Văn phòng Kiểm toán nhà nước).
Doanh nghiệp được lựa chọn ủy thác có được quyền độc lập về chuyên môn nghiệp vụ khi thực hiện các dịch vụ trong hợp đồng không?
Doanh nghiệp được lựa chọn ủy thác có được quyền độc lập về chuyên môn nghiệp vụ khi thực hiện các dịch vụ trong hợp đồng không, thi theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Quy chế ủy thác hoặc thuê doanh nghiệp kiểm toán thực hiện kiểm toán ban hành kèm theo Quyết định 1250/QĐ-KTNN năm 2023 như sau:
Trách nhiệm và quyền hạn của doanh nghiệp kiểm toán nhận uỷ thác hoặc thuê kiểm toán
…
2. Quyền hạn:
a) Được quyền độc lập về chuyên môn nghiệp vụ khi thực hiện các dịch vụ đã được ghi trong hợp đồng thuê, uỷ thác kiểm toán.
b) Nhận phí dịch vụ từ Kiểm toán nhà nước.
c) Trong quá trình thực hiện kiểm toán:
- Yêu cầu đơn vị được kiểm toán cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu cần thiết và giải trình các vấn đề có liên quan đến nội dung kiểm toán; kiểm kê tài sản, đối chiếu, xác minh công nợ của đơn vị được kiểm toán liên quan đến nội dung kiểm toán.
- Đề nghị tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm toán trong phạm vi kiểm toán để thu thập bằng chứng kiểm toán.
d) Các quyền khác theo quy định của Hợp đồng ủy thác hoặc thuê doanh nghiệp kiểm toán và quy định pháp luật có liên quan.
Như vậy, theo quy định trên thì doanh nghiệp được lựa chọn ủy thác được quyền độc lập về chuyên môn nghiệp vụ khi thực hiện các dịch vụ trong hợp đồng ủy thác.
Bùi Thị Thanh Sương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Doanh nghiệp kiểm toán có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hóa đơn bán hàng là gì? Trường hợp nào được cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh là hóa đơn bán hàng?
- Giáo dục mầm non là gì? Nội dung giáo dục mầm non phải bảo đảm yêu cầu gì theo quy định pháp luật?
- Kho bảo thuế được thành lập trong khu vực nào? Kho bảo thuế có phải là địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa không?
- Không sử dụng đất trồng cây lâu năm liên tục trong 18 tháng bị phạt bao nhiêu tiền? Bị thu hồi đất trong trường hợp nào?
- Danh mục, nội dung gói dịch vụ y tế cơ bản do trạm y tế xã thực hiện do Bộ Y tế ban hành mới nhất?