Doanh nghiệp kinh doanh mua bán vàng trang sức, mỹ nghệ phải niêm yết công khai tại địa điểm giao dịch những nội dung nào?
- Vàng trang sức, mỹ nghệ là gì? Điều kiện hoạt động kinh doanh mua bán vàng trang sức, mỹ nghệ?
- Doanh nghiệp kinh doanh mua bán vàng trang sức, mỹ nghệ phải niêm yết công khai tại địa điểm giao dịch những nội dung nào?
- Doanh nghiệp kinh doanh mua bán vàng trang sức, mỹ nghệ phải lưu giữ hồ sơ chất lượng vàng trang sức, mỹ nghệ nào?
Vàng trang sức, mỹ nghệ là gì? Điều kiện hoạt động kinh doanh mua bán vàng trang sức, mỹ nghệ?
Vàng trang sức, mỹ nghệ là gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 24/2012/NĐ-CP thì:
Vàng trang sức, mỹ nghệ là các sản phẩm vàng có hàm lượng từ 8 Kara (tương đương 33,33%) trở lên, đã qua gia công, chế tác để phục vụ nhu cầu trang sức, trang trí mỹ thuật.
Điều kiện hoạt động kinh doanh mua bán vàng trang sức, mỹ nghệ?
Theo quy định tại Điều 8 Nghị định 24/2012/NĐ-CP thì doanh nghiệp kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
- Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, có đăng ký kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Có địa điểm, cơ sở vật chất và các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho hoạt động mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ.
Doanh nghiệp kinh doanh mua bán vàng trang sức, mỹ nghệ phải niêm yết công khai tại địa điểm giao dịch những nội dung nào?
Căn cứ tại Điều 9 Nghị định 24/2012/NĐ-CP về trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh mua bán vàng trang sức, mỹ nghệ:
Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh mua bán vàng trang sức, mỹ nghệ
1. Niêm yết công khai tại địa điểm giao dịch về khối lượng, hàm lượng vàng, giá mua, giá bán các loại sản phẩm vàng trang sức, mỹ nghệ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm bán ra thị trường.
2. Chấp hành các quy định của pháp luật về chế độ kế toán, lập và sử dụng hóa đơn chứng từ.
3. Tuân thủ các quy định của pháp luật về đo lường.
4. Có biện pháp và trang thiết bị bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh.
5. Tuân thủ các quy định tại Nghị định này và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
Như vậy, doanh nghiệp kinh doanh mua bán vàng trang sức, mỹ nghệ phải có trách nhiệm niêm yết công khai tại địa điểm giao dịch về khối lượng, hàm lượng vàng, giá mua, giá bán các loại sản phẩm vàng trang sức, mỹ nghệ.
Lưu ý: Theo quy định tại khoản 5 Điều 16 Nghị định 24/2012/NĐ-CP thì:
Ngân hàng Nhà nước thực hiện kiểm tra, thanh tra đối với hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ; hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng, vàng trang sức, mỹ nghệ; hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu và hoạt động kinh doanh vàng khác.
Doanh nghiệp kinh doanh mua bán vàng trang sức, mỹ nghệ phải niêm yết công khai tại địa điểm giao dịch những nội dung nào? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp kinh doanh mua bán vàng trang sức, mỹ nghệ phải lưu giữ hồ sơ chất lượng vàng trang sức, mỹ nghệ nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 13 Thông tư 22/2013/TT-BKHCN về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh vàng:
Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh vàng
...
2. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ:
a) Tuân thủ và thực hiện các quy định về quản lý đo lường và chất lượng theo quy định tại Thông tư này;
b) Chỉ kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng và được đóng mã ký hiệu, hàm lượng vàng trên từng sản phẩm;
c) Phải thực hiện công bố tiêu chuẩn áp dụng và ghi nhãn theo quy định tại Thông tư này; niêm yết công khai tại nơi kinh doanh tiêu chuẩn công bố áp dụng theo quy định tại Điều 7 Thông tư này để người tiêu dùng biết, lựa chọn khi mua, bán;
d) Phải lưu giữ hồ sơ chất lượng vàng trang sức, mỹ nghệ, bao gồm:
- Kết quả kiểm tra, thử nghiệm hàm lượng vàng theo tiêu chuẩn công bố;
- Tiêu chuẩn công bố áp dụng;
- Tài liệu, bằng chứng về việc ghi nhãn đối với vàng trang sức, mỹ nghệ theo quy định tại Điều 7 Thông tư này (ví dụ: nhãn hàng hóa được đính kèm sản phẩm; ảnh chụp mẫu sản phẩm có thể hiện phần ký hiệu ghi nhãn; giấy biên nhận kiêm bảo hành hàng hóa có các thông tin liên quan đến nội dung ghi nhãn...);
đ) Chịu trách nhiệm và bảo đảm chất lượng vàng trang sức, mỹ nghệ bán cho người tiêu dùng phù hợp với tiêu chuẩn công bố, các quy định tại Thông tư này và pháp luật có liên quan;
e) Chịu sự thanh tra, kiểm tra về chất lượng và ghi nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật và tuân thủ quyết định thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Như vậy, doanh nghiệp kinh doanh mua bán vàng trang sức, mỹ nghệ phải lưu giữ hồ sơ chất lượng vàng trang sức, mỹ nghệ, bao gồm:
- Kết quả kiểm tra, thử nghiệm hàm lượng vàng theo tiêu chuẩn công bố;
- Tiêu chuẩn công bố áp dụng;
- Tài liệu, bằng chứng về việc ghi nhãn đối với vàng trang sức, mỹ nghệ theo quy định tại Điều 7 Thông tư 22/2013/TT-BKHCN (ví dụ: nhãn hàng hóa được đính kèm sản phẩm; ảnh chụp mẫu sản phẩm có thể hiện phần ký hiệu ghi nhãn; giấy biên nhận kiêm bảo hành hàng hóa có các thông tin liên quan đến nội dung ghi nhãn...).
Phan Thanh Thảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Mua bán vàng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Doanh nghiệp bảo hiểm muốn thay đổi mức vốn điều lệ cần phải có được sự đồng ý của cơ quan nào?
- Khi nào đảng viên phải chuyển sinh hoạt đảng chính thức, tạm thời? Hồ sơ chuyển sinh hoạt đảng bao gồm gì?
- Nghĩa vụ quân sự 2025 chú trọng tuyển người đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng đúng không? Nghĩa vụ quân sự 2025 có mấy đợt tuyển quân?
- Cơ sở xây dựng kế hoạch cải tạo nhà chung cư? Việc phê duyệt kế hoạch cải tạo nhà chung cư chỉ được thực hiện khi nào?
- Biểu thuế nhập khẩu theo Danh mục mặt hàng chịu thuế được sửa đổi bởi Nghị định 144/2024 áp dụng từ 16 12 thế nào?