Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính có cần phải được Bộ Tài chính chấp thuận không?
Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính có cần phải được Bộ Tài chính chấp thuận không?
Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính có cần phải được Bộ Tài chính chấp thuận không, thì theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 136 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 như sau:
Những thay đổi phải được chấp thuận hoặc phải thông báo
1. Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản trước khi thay đổi một trong các nội dung sau đây:
a) Tên, địa điểm đặt trụ sở chính;
b) Mức vốn điều lệ;
c) Nội dung, phạm vi và thời hạn hoạt động;
d) Chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp dẫn đến có cổ đông, thành viên góp vốn sở hữu từ 10% vốn điều lệ trở lên hoặc giảm xuống dưới 10% vốn điều lệ;
đ) Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;
e) Chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, chuyển đổi hình thức doanh nghiệp; mở chi nhánh, văn phòng đại diện và các hình thức hiện diện thương mại khác tại nước ngoài.
2. Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải thông báo cho Bộ Tài chính bằng văn bản trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có những thay đổi sau đây:
a) Thay đổi điều lệ hoạt động;
b) Mở, chấm dứt, thay đổi địa điểm chi nhánh, văn phòng đại diện.
3. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày Bộ Tài chính chấp thuận việc thay đổi quy định tại khoản 1 Điều này, Bộ Tài chính có trách nhiệm công bố các nội dung thay đổi trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính.
...
Như vậy, theo quy định trên thì doanh nghiệp môi giới bảo hiểm thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính phải được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản trước khi thay đổi.
Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính có cần phải được Bộ Tài chính chấp thuận không? (Hình từ Internet)
Hồ sơ thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm gồm những giấy tờ nào?
Hồ sơ thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm gồm những giấy tờ được quy định tại khoản 1 Điều 66 Nghị định 46/2023/NĐ-CP như sau:
Thay đổi tên, địa điểm đặt trụ sở chính của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
1. Hồ sơ thay đổi tên, địa điểm đặt trụ sở chính của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm bao gồm các tài liệu sau:
a) Văn bản đề nghị thay đổi tên, địa điểm đặt trụ sở chính theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Văn bản của cấp có thẩm quyền theo quy định tại Điều lệ công ty về việc thay đổi tên, địa điểm đặt trụ sở chính;
c) Bằng chứng về quyền sử dụng địa điểm đặt trụ sở chính (đối với việc thay đổi trụ sở chính).
2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính có văn bản chấp thuận. Trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính phải có văn bản giải thích rõ lý do.
Như vậy, theo quy định trên thì hồ sơ thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm gồm những giấy tờ sau:
- Văn bản đề nghị thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính;
- Văn bản của cấp có thẩm quyền theo quy định tại Điều lệ công ty về việc thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính;
- Bằng chứng về quyền sử dụng địa điểm đặt trụ sở chính.
Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có các quyền và nghĩa vụ nào?
Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có các quyền, nghĩa vụ được quy định tại khoản 1, 2 Điều 137 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 như sau:
(1) Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có các quyền sau đây:
- Hưởng hoa hồng môi giới bảo hiểm gốc, hoa hồng môi giới tái bảo hiểm theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
- Thu từ cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm;
- Thu từ thực hiện các công việc khác liên quan đến hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của bên mua bảo hiểm;
- Quyền khác theo quy định của pháp luật.
(2) Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có các nghĩa vụ sau đây:
- Bảo mật thông tin do khách hàng, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam cung cấp, trừ trường hợp theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc được sự đồng ý của khách hàng, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam;
- Bồi thường thiệt hại cho khách hàng do hoạt động môi giới bảo hiểm gây ra;
- Công khai thông tin cho khách hàng các nội dung theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
- Hạch toán và theo dõi tách biệt các khoản thu hộ, chi hộ doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam;
- Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp phù hợp với hoạt động môi giới bảo hiểm;
- Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Bùi Thị Thanh Sương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Môi giới bảo hiểm có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người có Chứng chỉ hành nghề dược có được cho người khác thuê Chứng chỉ hành nghề dược của mình không?
- Bộ chỉ số phục vụ chỉ đạo điều hành của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trên môi trường điện tử bao gồm những nhóm nào?
- Ngày 26 tháng 11 là ngày gì? Ngày 26 tháng 11 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm lịch? Ngày 26 tháng 11 năm 2024 là thứ mấy?
- Báo cáo tổng kết chi hội Cựu chiến binh thôn, xã, khu dân cư năm 2024? Mẫu báo cáo tổng kết chi hội Cựu chiến binh 2024?
- Những thông tin về an toàn lao động có bắt buộc phải được công khai rộng rãi đến công chúng không?