Doanh nghiệp muốn đăng ký sử dụng gia phụ không thông dụng để chế biến xăng thì trong hồ sơ đăng ký cần có những gì?
- Doanh nghiệp muốn đăng ký sử dụng gia phụ không thông dụng để chế biến xăng thì trong hồ sơ đăng ký cần có những gì?
- Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chât lượng thẩm định hồ sơ đăng ký của doanh nghiệp sử dụng phụ gia không thông dụng để chế biến xăng như thế nào?
- Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có trách nhiệm như thế nào về doanh nghiệp sử dụng phụ gia không thông dụng để chế biến xăng?
Doanh nghiệp muốn đăng ký sử dụng gia phụ không thông dụng để chế biến xăng thì trong hồ sơ đăng ký cần có những gì?
Căn cứ tại tiểu mục 2 Mục II Thông tư 15/2009/TT-BKHCN, có quy định về trình tự thủ tục đăng ký sử dụng không thông dụng để sản xuất chế biến pha chế xăng dầu như sau:
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ĐĂNG KÝ SỬ DỤNG PHỤ GIA KHÔNG THÔNG DỤNG ĐỂ SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN, PHA CHẾ XĂNG DẦU
…
2. Hồ sơ đăng ký sử dụng phụ gia không thông dụng để sản xuất, chế biến, pha chế xăng dầu
Khi có nhu cầu sử dụng phụ gia không thông dụng để sản xuất, chế biến, pha chế xăng dầu nhằm đưa vào lưu thông trên thị trường, doanh nghiệp cần lập hồ sơ đăng ký và gửi đến Bộ Khoa học và Công nghệ (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng). Hồ sơ đăng ký bao gồm:
2.1. Giấy đăng ký theo mẫu quy định tại Phụ lục của Thông tư này.
2.2. Bản sao hợp lệ Giấy đăng ký kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền cấp.
2.3. Tài liệu chứng minh doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu quy định tại Mục III Thông tư số 29/2007/TT-BKHCN ngày 25/12/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ và Thông tư số 04/2008/TT-BCT ngày 01/4/2008 của Bộ Công Thương.
2.4. Hồ sơ kỹ thuật:
2.4.1. Các tài liệu kỹ thuật về phụ gia:
2.4.1.1. Tên thương mại của phụ gia không thông dụng; mục đích sử dụng phụ gia khi sản xuất, chế biến, pha chế xăng dầu và tính chất hóa lý, thành phần hóa học của phụ gia không thông dụng do nhà sản xuất phụ gia cung cấp.
2.4.1.2. Phiếu kết quả thử nghiệm tính chất hóa lý, thành phần hóa học của phụ gia theo tài liệu của nhà sản xuất phụ gia cung cấp do tổ chức thử nghiệm được Bộ Khoa học và Công nghệ (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng) chỉ định hoặc thừa nhận thực hiện và cấp cho doanh nghiệp.
2.4.2. Bản công bố tiêu chuẩn áp dụng kèm theo bản tiêu chuẩn chất lượng của xăng dầu sử dụng phụ gia không thông dụng theo tỷ lệ đã công bố theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 1:2007/BKHCN và phiếu kết quả thử nghiệm tương ứng.
2.4.3. Báo cáo kết quả sử dụng thí điểm phụ gia không thông dụng trong sản xuất, chế biến, pha chế xăng dầu, bao gồm các nội dung sau:
2.4.3.1. Bản sao hợp lệ phương án sử dụng thí điểm phụ gia không thông dụng do Bộ Công Thương phê duyệt;
2.4.3.2. Tóm tắt quá trình sử dụng thí điểm phụ gia không thông dụng:
- Thời gian thực hiện;
- Tổng số lượng xăng dầu sử dụng phụ gia không thông dụng;
- Phương án phân phối (tên doanh nghiệp/cơ sở phân phối; loại phương tiện lựa chọn để sử dụng thí điểm xăng dầu và số lượng/từng loại phương tiện);
- Hình thức kiểm tra, giám sát chất lượng xăng dầu sử dụng thí điểm phụ gia không thông dụng (tên tổ chức thử nghiệm; kế hoạch kiểm tra, giám sát; phiếu kết quả thử nghiệm tương ứng);
- Đánh giá hiệu quả và lợi ích của xăng dầu sử dụng phụ gia không thông dụng;
- Các thông tin phản hồi từ người sử dụng (quá trình khởi động động cơ, nhiệt độ của động cơ trong quá trình vận hành, hỏng hóc trong quá trình vận hành, ...).
2.4.3.3. Kết quả đánh giá về mức độ ảnh hưởng của xăng dầu sử dụng phụ gia không thông dụng tới an toàn, sức khỏe con người, môi trường và an toàn động cơ, linh kiện, phụ tùng liên quan của tổ chức đánh giá sự phù hợp trong nước hoặc ngoài nước do Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Bộ quản lý ngành, lĩnh vực có liên quan thừa nhận hoặc chỉ định:
- Độ ổn định của trị số ốctan, xêtan theo thời gian bảo quản tồn chứa xăng dầu thành phẩm sử dụng phụ gia không thông dụng;
- Kết quả đo nồng độ khí thải của động cơ dùng xăng dầu sử dụng phụ gia không thông dụng;
- Mức độ ảnh hưởng đến tính năng của động cơ và linh kiện, phụ tùng liên quan (công suất; áp suất dầu bôi trơn; nhiệt độ của động cơ khi hoạt động liên tục; độ trương nở của gioăng, phớt; …).
2.4.3.4. Tổng hợp ý kiến đánh giá về xăng dầu sử dụng phụ gia không thông dụng của ít nhất 05 chuyên gia chuyên ngành về xăng dầu thuộc các tổ chức thử nghiệm xăng dầu, tổ chức nghiên cứu xăng dầu,... (kèm theo văn bản góp ý).
2.5. Các tài liệu kỹ thuật liên quan khác (nếu có).
Như vậy, theo quy định trên thì doanh nghiệp muốn đăng ký sử dụng gia phụ không thông dụng để chế biến xăng thì trong hồ sơ gồm:
- Đơn đăng ký theo mẫu quy định tại Phụ lục của Thông tư này
- Bản sao hợp lệ Giấy đăng ký kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền cấp
- Tài liệu chứng minh doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu theo quy định
- Hồ sơ kỹ thuật: Các tài liệu kỹ thuật về phụ gia; Bản công bố tiêu chuẩn áp dụng kèm theo bản tiêu chuẩn chất lượng của xăng sử dụng phụ gia không thông dụng theo tỷ lệ đã công bố theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 1:2007/BKHCN và phiếu kết quả thử nghiệm tương ứng; Báo cáo kết quả sử dụng thí điểm phụ gia không thông dụng trong chế biến xăng.
- Các tài liệu kỹ thuật liên quan khác (nếu có).
Doanh nghiệp muốn đăng ký sử dụng gia phụ không thông dụng để chế biến xăng thì trong hồ sơ đăng ký cần có những gì? (Hình từ Internet)
Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chât lượng thẩm định hồ sơ đăng ký của doanh nghiệp sử dụng phụ gia không thông dụng để chế biến xăng như thế nào?
Căn cứ tại tiểu mục 1 Mục III Thông tư 15/2009/TT-BKHCN, có quy định về thẩm định hồ sơ và chấp thuận đăng ký sử dụng phụ gia không thông dụng để sản xuất, chế biến, pha chế xăng dầu như sau:
THẨM ĐỊNH HỒ SƠ VÀ CHẤP THUẬN ĐĂNG KÝ SỬ DỤNG PHỤ GIA KHÔNG THÔNG DỤNG ĐỂ SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN, PHA CHẾ XĂNG DẦU
1. Thẩm định hồ sơ đăng ký
1.1. Sau khi nhận được hồ sơ đăng ký đầy đủ, hợp lệ, trong vòng 15 ngày làm việc, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tổ chức thẩm định hồ sơ đăng ký sử dụng phụ gia không thông dụng để sản xuất, chế biến, pha chế xăng dầu thông qua Hội đồng tư vấn thẩm định.
1.2. Hội đồng tư vấn thẩm định do Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thành lập, gồm từ 07 đến 11 chuyên gia chuyên ngành về xăng dầu thuộc Tiểu ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia, các phòng thử nghiệm xăng dầu, tổ chức nghiên cứu xăng dầu,....
Hội đồng tư vấn thẩm định làm việc theo phương pháp thảo luận, đánh giá hồ sơ và kết luận trên cơ sở đồng thuận ý kiến. Hội đồng tư vấn thẩm định lập biên bản làm việc, báo cáo kết quả thẩm định kèm theo kiến nghị về Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
Như vậy, theo quy định trên thì Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chât lượng thẩm định hồ sơ đăng ký của doanh nghiệp sử dụng phụ gia không thông dụng để chế biến xăng như sau:
- Sau khi nhận được hồ sơ đăng ký đầy đủ, hợp lệ, trong vòng 15 ngày làm việc, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tổ chức thẩm định hồ sơ đăng ký sử dụng phụ gia không thông dụng để chế biến xăng thông qua Hội đồng tư vấn thẩm định.
- Hội đồng tư vấn thẩm định do Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thành lập, gồm từ 07 đến 11 chuyên gia chuyên ngành về xăng thuộc Tiểu ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia, các phòng thử nghiệm xăng, tổ chức nghiên cứu xăng. Hội đồng tư vấn thẩm định làm việc theo phương pháp thảo luận, đánh giá hồ sơ, kết luận trên cơ sở đồng thuận ý kiến, lập biên bản làm việc, báo cáo kết quả thẩm định kèm theo kiến nghị về Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có trách nhiệm như thế nào về doanh nghiệp sử dụng phụ gia không thông dụng để chế biến xăng?
Căn cứ tại tiểu mục 2 Mục IV Thông tư 15/2009/TT-BKHCN, có quy định về trách nhiệm của doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước như sau:
TRÁCH NHIỆM CỦA DOANH NGHIỆP VÀ CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
…
2. Trách nhiệm của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
2.1. Tiếp nhận, xử lý, tổ chức thẩm định hồ sơ đăng ký của doanh nghiệp và báo cáo Bộ Khoa học và Công nghệ về việc chấp thuận đăng ký cho doanh nghiệp sản xuất, chế biến, pha chế xăng dầu sử dụng phụ gia không thông dụng.
2.2. Theo dõi tình hình sản xuất, chế biến, pha chế xăng dầu sử dụng phụ gia không thông dụng. Định kỳ 6 tháng, báo cáo Bộ Khoa học và Công nghệ.
2.3. Tổ chức kiểm tra, thanh tra và kiến nghị biện pháp xử lý vi phạm pháp luật đối với doanh nghiệp sản xuất, chế biến, pha chế xăng dầu sử dụng phụ gia không thông dụng theo Thông tư này và các quy định hiện hành khác có liên quan.
2.4. Tổ chức triển khai thực hiện Thông tư này.
Như vậy, theo quy định trên thì Tổng cục Đo lường Chất lượng có trách nhiệm về doanh nghiệp sử dụng phụ gia không thông dụng để chế biến xăng như sau:
- Tiếp nhận, xử lý, tổ chức thẩm định hồ sơ đăng ký của doanh nghiệp và báo cáo Bộ Khoa học và Công nghệ về việc chấp thuận đăng ký cho doanh nghiệp chế biến xăng sử dụng phụ gia không thông dụng.
- Theo dõi tình hình chế biến chế xăng sử dụng phụ gia không thông dụng. Định kỳ 6 tháng, báo cáo Bộ Khoa học và Công nghệ.
- Tổ chức kiểm tra, thanh tra và kiến nghị biện pháp xử lý vi phạm pháp luật đối với doanh nghiệp chế biến, xăng sử dụng phụ gia không thông dụng theo Thông tư này và các quy định hiện hành khác có liên quan.
- Tổ chức triển khai thực hiện Thông tư này
Bùi Thị Thanh Sương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Sản xuất xăng dầu có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 03 lưu ý quan trọng khi đánh giá xếp loại đảng viên cuối năm? Điều kiện cơ bản để được đánh giá xếp loại?
- Hóa đơn bán hàng là gì? Trường hợp nào được cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh là hóa đơn bán hàng?
- Giáo dục mầm non là gì? Nội dung giáo dục mầm non phải bảo đảm yêu cầu gì theo quy định pháp luật?
- Kho bảo thuế được thành lập trong khu vực nào? Kho bảo thuế có phải là địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa không?
- Không sử dụng đất trồng cây lâu năm liên tục trong 18 tháng bị phạt bao nhiêu tiền? Bị thu hồi đất trong trường hợp nào?