Doanh nghiệp nợ thuế bao nhiêu thì sẽ cấm xuất cảnh đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đó? Hủy bỏ cấm xuất cảnh khi nào?
- Doanh nghiệp nợ thuế bao nhiêu thì sẽ cấm xuất cảnh đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đó?
- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp nợ thuế sẽ được hủy bỏ cấm xuất cảnh khi nào?
- Ai có thẩm quyền ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp nợ thuế?
Doanh nghiệp nợ thuế bao nhiêu thì sẽ cấm xuất cảnh đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đó?
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 36 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 về các trường hợp tạm hoãn xuất cảnh như sau:
Các trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh
...
5. Người nộp thuế, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, người Việt Nam xuất cảnh để định cư ở nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trước khi xuất cảnh chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
...
Và cụ thể theo điểm a khoản 1 Điều 21 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp xuất cảnh
1. Các trường hợp tạm hoãn xuất cảnh bao gồm:
a) Cá nhân, cá nhân là người đại diện theo pháp luật của người nộp thuế là doanh nghiệp thuộc trường hợp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.
b) Người Việt Nam xuất cảnh để định cư ở nước ngoài chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.
c) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài trước khi xuất cảnh chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.
d) Người nước ngoài trước khi xuất cảnh từ Việt Nam chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.
...
Theo đó, doanh nghiệp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế chưa hoàn thành nghĩa vụ về thuế thì cá nhân là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đó sẽ không được xuất cảnh, cụ thể là bị tạm hoãn xuất cảnh đi nước ngoài.
Đồng thời, theo quy định hiện hành chưa có quy định cụ thể về các trường hợp cấm xuất cảnh.
Như vậy, doanh nghiệp nợ thuế thì sẽ không cấm xuất cảnh đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đó, tuy nhiên người đó sẽ bị tạm hoãn xuất cảnh ra nước ngoài theo quy định.
Doanh nghiệp nợ thuế bao nhiêu thì sẽ cấm xuất cảnh đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đó? Hủy bỏ cấm xuất cảnh khi nào? (Hình từ Internet)
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp nợ thuế sẽ được hủy bỏ cấm xuất cảnh khi nào?
Như nêu trên, doanh nghiệp nợ thuế thì sẽ không cấm xuất cảnh đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đó mà sẽ tạm hoãn xuất cảnh đối với người đó.
Và thời điểm hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh được quy định tại điểm d khoản 2 Điều 21 Nghị định 126/2020/NĐ-CP như sau:
Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp xuất cảnh
...
2. Thẩm quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh, gia hạn tạm hoãn xuất cảnh, hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh
a) Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế có thẩm quyền căn cứ tình hình thực tế và công tác quản lý thuế trên địa bàn để quyết định việc lựa chọn các trường hợp tạm hoãn xuất cảnh đối với những trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
b) Người có thẩm quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh thì có thẩm quyền quyết định gia hạn tạm hoãn xuất cảnh và hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh.
c) Người có thẩm quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh có trách nhiệm hủy bỏ việc tạm hoãn xuất cảnh chậm nhất không quá 24 giờ làm việc, kể từ khi người nộp thuế hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.
...
Như vậy, kể từ thời điểm doanh nghiệp nợ thuế hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì người có thẩm quyền ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh sẽ có trách nhiệm hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh chậm nhất không quá 24 giờ làm việc.
Ai có thẩm quyền ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp nợ thuế?
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 37 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 như sau:
Thẩm quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh, gia hạn, hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh
1. Thẩm quyền tạm hoãn xuất cảnh đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 36 của Luật này thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.
2. Cơ quan, người có thẩm quyền ra quyết định hoãn chấp hành án phạt tù, tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, tha tù trước thời hạn có điều kiện, thi hành án treo, thi hành án phạt cải tạo không giam giữ có thẩm quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 36 của Luật này.
3. Thẩm quyền tạm hoãn xuất cảnh đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 36 của Luật này thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
4. Thẩm quyền tạm hoãn xuất cảnh đối với trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 36 của Luật này thực hiện theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
5. Người đứng đầu cơ quan quản lý thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế có thẩm quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 36 của Luật này.
...
Như vậy, người đứng đầu cơ quan quản lý thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế có thẩm quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp nợ thuế và đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế.
Nguyễn Bình An
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Cấm xuất cảnh có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đua xe trái phép gây chết người có thể bị phạt tù đối với những tội nào? Con cái đua xe gây chết người thì cha mẹ giao xe có bị truy cứu hình sự?
- Trình độ chuẩn với giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh trường đại học? Chế độ bồi dưỡng giờ giảng đối với giảng viên?
- Luật ngân sách nhà nước mới nhất? Có những văn bản nào hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước mới nhất?
- Mua trả chậm là gì? Nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng mua trả chậm được quy định thế nào theo pháp luật hiện nay?
- Bài tuyên truyền Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân 18 11? Bài tuyên truyền kỷ niệm 94 năm Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024?