Doanh nghiệp sản xuất vàng trang sức từng vi phạm trong kinh doanh vàng thì có được cấp giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu không?
- Doanh nghiệp sản xuất vàng trang sức từng vi phạm trong kinh doanh vàng thì có được cấp giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu không?
- Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu đối với doanh nghiệp sản xuất vàng trang sức từng vi phạm trong kinh doanh vàng gồm những gì?
- Thủ tục cấp Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức đối với doanh nghiệp sản xuất vàng trang sức từng vi phạm trong kinh doanh vàng như thế nào?
Doanh nghiệp sản xuất vàng trang sức từng vi phạm trong kinh doanh vàng thì có được cấp giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu không?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 16/2012/TT-NHNN, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 38/2015/TT-NHNN quy định như sau:
Điều kiện cấp Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu đối với doanh nghiệp hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ
1. Có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp.
2. Nhu cầu nhập khẩu vàng nguyên liệu phù hợp với kế hoạch sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.
3. Không vi phạm quy định của pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, quy định của pháp luật về quản lý chất lượng vàng trang sức, mỹ nghệ lưu thông trên thị trường trong thời hạn 12 (mười hai) tháng liền kề trước thời điểm đề nghị cấp và cho đến thời điểm cấp Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu.
Theo quy định trên, doanh nghiệp hoạt động sản xuất vàng trang sức để được cấp Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu cần đáp ứng những điều kiện sau:
- Có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp.
- Nhu cầu nhập khẩu vàng nguyên liệu phù hợp với kế hoạch sản xuất vàng trang sức.
- Không vi phạm quy định của pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, quy định của pháp luật về quản lý chất lượng vàng trang sức lưu thông trên thị trường trong thời hạn 12 tháng liền kề trước thời điểm đề nghị cấp và cho đến thời điểm cấp Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu.
Như vậy, đối với doanh nghiệp sản xuất vàng trang sức từng vi phạm trong kinh doanh vàng có 02 trường hợp như sau:
(1) Nếu vi phạm trong thời hạn 12 tháng liền kề trước thời điểm đề nghị cấp thì không đáp ứng điều kiện cấp Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu;
(2) Nếu doanh nghiệp sản xuất vàng trang sức từng vi phạm trong kinh doanh vàng nhưng vi phạm đã quá thời hạn 12 tháng liền kề trước thời điểm đề nghị cấp thì doanh nghiệp này vẫn được cấp giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu khi đáp ứng đủ các điều kiện cụ thể trên.
Cấp Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu đối với doanh nghiệp hoạt động sản xuất vàng trang sức (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu đối với doanh nghiệp sản xuất vàng trang sức từng vi phạm trong kinh doanh vàng gồm những gì?
Theo Điều 10 Thông tư 16/2012/TT-NHNN, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 7, khoản 8 Điều 1 Thông tư 38/2015/TT-NHNN, khoản 2 Điều 4 Thông tư 29/2019/TT-NHNN, khoản 5 Điều 1 Thông tư 24/2022/TT-NHNN, khoản 1 Điều 2 Thông tư 03/2017/TT-NHNN, khoản 2 Điều 2 Thông tư 38/2015/TT-NHNN, khoản 1 Điều 2 Thông tư 15/2021/TT-NHNN quy định như sau:
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu đối với doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh vàng trang sức, mỹ nghệ
1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu (theo mẫu tại Phụ lục 4 Thông tư này).
4. Báo cáo tình hình nhập khẩu vàng nguyên liệu và sản xuất vàng trang sức mỹ nghệ của doanh nghiệp trong thời hạn 12 (mười hai) tháng liền kề trước thời điểm báo cáo, kèm bảng kê các tờ khai Hải quan nhập khẩu vàng và Phiếu trừ lùi in từ hệ thống thông tin nghiệp vụ Hải quan có xác nhận của doanh nghiệp về tính chính xác của tài liệu này (theo mẫu tại Phụ lục 6 Thông tư này).
5. Bản kế hoạch sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ của doanh nghiệp (theo mẫu tại Phụ lục 6a Thông tư này).
Theo đó, hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu đối với doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh vàng trang sức gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu theo mẫu tại Phụ lục 4 Thông tư 16/2012/TT-NHNN.
Tải mẫu Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu tại đây:
- Báo cáo tình hình nhập khẩu vàng nguyên liệu và sản xuất vàng trang sức mỹ nghệ của doanh nghiệp trong thời hạn 12 tháng liền kề trước thời điểm báo cáo, kèm bảng kê các tờ khai Hải quan nhập khẩu vàng và Phiếu trừ lùi in từ hệ thống thông tin nghiệp vụ Hải quan có xác nhận của doanh nghiệp về tính chính xác của tài liệu này theo mẫu tại Phụ lục 6 Thông tư 16/2012/TT-NHNN (mẫu này bị thay thế bởi khoản 3 Điều 2 Thông tư 38/2015/TT-NHNN)
- Bản kế hoạch sản xuất vàng trang sức của doanh nghiệp (theo mẫu tại Phụ lục 6a Thông tư 16/2012/TT-NHNN).
Tải mẫu Bản kế hoạch sản xuất vàng trang sức của doanh nghiệp tại đây: Tải về
Thủ tục cấp Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức đối với doanh nghiệp sản xuất vàng trang sức từng vi phạm trong kinh doanh vàng như thế nào?
Căn cứ theo Điều 17 Thông tư 16/2012/TT-NHNN, được sửa đổi bởi khoản 16 Điều 1 Thông tư 38/2015/TT-NHNN, được sửa đổi bởi điểm a, điểm b khoản 2 Điều 1 Thông tư 24/2022/TT-NHNN quy định như sau:
Thủ tục cấp Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ
1. Doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ nộp trực tiếp tại Bộ phận Một cửa Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc qua dịch vụ bưu chính 01 bộ hồ sơ quy định tại Điều 10 Thông tư này để được cấp Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu.
2. Trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố gửi hồ sơ đề nghị xem xét việc cấp Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu đến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Quản lý ngoại hối). Hồ sơ bao gồm:
a) Văn bản của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố có ý kiến về việc doanh nghiệp có đủ điều kiện hoặc không đủ điều kiện quy định tại Điều 3 Thông tư này, bao gồm cả việc thực hiện quy định của pháp luật về quản lý chất lượng vàng trang sức, mỹ nghệ lưu thông trên thị trường và sự phù hợp giữa Bản kế hoạch sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ của doanh nghiệp và nhu cầu nhập khẩu của doanh nghiệp;
b. Bản sao hồ sơ đề nghị cấp phép của doanh nghiệp.
3. Trong thời hạn 17 (mười bảy) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam gửi văn bản thông báo việc chấp thuận hoặc từ chối cấp phép đến Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố.
4. Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận văn bản thông báo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố cấp hoặc từ chối cấp (ghi rõ lý do) Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ (theo mẫu tại Phụ lục 15 Thông tư này).
5. Thời hạn có giá trị của Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ được xác định căn cứ kế hoạch sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ của doanh nghiệp và tối đa là 12 (mười hai) tháng kể từ ngày cấp.
6. Định kỳ hàng quý hoặc khi cần thiết, trên cơ sở báo cáo của doanh nghiệp theo quy định tại khoản 3 Điều 20 Thông tư này, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố kiểm tra, đối chiếu hồ sơ, chứng từ liên quan đến việc nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.
Như vậy, thủ tục cấp Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức được quy định cụ thể trên.
Mai Hoàng Trúc Linh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Sản xuất vàng bạc trang sức có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảo hiểm nhân thọ là gì? Nguyên tắc thế quyền có được áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không?
- Người lao động có phải nộp bản chính bằng đại học cho công ty khi ký hợp đồng lao động hay không?
- Chi phí lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất là bao nhiêu theo quy định mới?
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?