Đối tượng áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng? Thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng?
Đối tượng áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng?
Theo quy định của khoản 1 Điều 94 Bộ luật Hình Sự 2015 sửa đổi bởi điểm a khoản 16 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về các đối tượng áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng như sau:
Hòa giải tại cộng đồng
1. Hòa giải tại cộng đồng được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 91 của Bộ luật này;
b) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 91 của Bộ luật này.
Như vậy, biện pháp Hòa giải tại cộng đồng được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 91 của Bộ luật này;
- Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 91 của Bộ luật này.
Hòa giải cộng đồng (hình ảnh lấy từ internet)
Thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng?
Theo quy định của khoản 2 Điều 94 Bộ luật Hình Sự 2015 quy định cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng như sau:
Hòa giải tại cộng đồng
...
2. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức việc hòa giải tại cộng đồng khi người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại đã tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự.
...
Như vậy, cơ quan có thẩm quyền hòa giải cộng đồng là cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án phối hợp với UBND cấp xã tổ chức việc hòa giải tại cộng đồng.
Pháp luật quy định như thế nào về trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng?
Theo quy định của khoản Điều 428 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp hài giải tại cộng đồng như sau:
- Khi xét thấy có đủ điều kiện áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng theo quy định của Bộ luật hình sự thì Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Hội đồng xét xử quyết định áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng.
- Quyết định áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng có các nội dung chính:
+ Số, ngày, tháng, năm; địa điểm ra quyết định;
+ Họ tên, chức vụ, chữ ký của người ra quyết định và đóng dấu của cơ quan ra quyết định;
+ Lý do, căn cứ ra quyết định;
+ Tội danh, điểm, khoản, điều của Bộ luật hình sự đã áp dụng;
+ Họ tên Điều tra viên hoặc Kiểm sát viên hoặc Thẩm phán được phân công tiến hành hòa giải;
+ Họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của bị can, bị cáo;
+ Họ tên người bị hại;
+ Họ tên những người khác tham gia hòa giải;
+ Thời gian, địa điểm, tiến hành hòa giải.
- Quyết định áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng phải giao cho người dưới 18 tuổi phạm tội, cha mẹ hoặc người đại diện của họ; người bị hại, người đại diện của người bị hại và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi tổ chức việc hòa giải tại cộng đồng chậm nhất là 03 ngày trước ngày tiến hành hòa giải.
- Khi tiến hành hòa giải, Điều tra viên hoặc Kiểm sát viên hoặc Thẩm phán được phân công tiến hành hòa giải phải phối hợp với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi tổ chức việc hòa giải và phải lập biên bản hòa giải.
- Biên bản hòa giải có các nội dung chính:
+ Địa điểm, giờ, ngày, tháng, năm tiến hành hòa giải, thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc;
+ Họ tên Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán được phân công tiến hành hòa giải;
+ Họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của bị can, bị cáo;
+ Họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người bị hại;
+ Họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của những người khác tham gia hòa giải;
+ Các câu hỏi, câu trả lời, lời trình bày của những người tham gia hòa giải;
+ Kết quả hòa giải; người dưới 18 tuổi, cha mẹ hoặc người đại diện của người dưới 18 tuổi xin lỗi người bị hại và bồi thường thiệt hại (nếu có); người bị hại, người đại diện của người bị hại đã tự nguyện hòa giải, đề nghị miễn trách nhiệm hình sự (nếu có);
+ Chữ ký của Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán hòa giải.
- Ngay sau khi kết thúc hòa giải, Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán tiến hành hòa giải phải đọc lại biên bản cho những người tham gia hòa giải nghe. Nếu có người yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung thì Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán đã lập biên bản phải ghi những sửa đổi, bổ sung đó vào biên bản và ký xác nhận. Trường hợp không chấp nhận yêu cầu thì phải ghi rõ lý do vào biên bản. Biên bản hòa giải được giao ngay cho những người tham gia hòa giải.
Nguyễn Thị Thanh Xuân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hòa giải tại cộng đồng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu hợp đồng thỏa thuận cung cấp dịch vụ công tác xã hội mới nhất là mẫu nào? Quy trình cung cấp dịch vụ công tác xã hội?
- Hướng dẫn 4705 về việc tuyển dụng và gọi công dân nhập ngũ năm 2025 thế nào? Hướng dẫn tuyển chọn và gọi công dân nữ nhập ngũ năm 2025?
- Mẫu Biên bản làm việc với Đảng viên xin ra khỏi Đảng? Đảng viên xin ra khỏi Đảng có được kết nạp lại?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của chi bộ ở trường học mới nhất? Hướng dẫn cách viết báo cáo tổng kết?
- Tải về mẫu phiếu theo dõi việc sử dụng và khai thác hồ sơ cán bộ công chức file word mới nhất?