Đối tượng ghi phiếu tín nhiệm đối với các chức danh Tổng cục trưởng do Trung ương quản lý là ai? Nơi lấy phiếu tín nhiệm tại đâu?

Đối tượng ghi phiếu tín nhiệm đối với các chức danh Tổng cục trưởng do Trung ương quản lý là ai? Việc lấy phiếu tín nhiệm tại các cơ quan Đảng cần phải đảm bảo các nguyên tắc nào? Quy định về mức độ của phiếu tín nhiệm và việc ghi phiếu cần đảm bảo các thông tin gì?

Đối tượng ghi phiếu tín nhiệm đối với các chức danh Tổng cục trưởng do Trung ương quản lý là ai? Nơi lấy phiếu tín nhiệm tại đâu?

Đối tượng ghi phiếu tín nhiệm đối với các chức danh Tổng cục trưởng do Trung ương quản lý là ai?

Đối tượng ghi phiếu tín nhiệm đối với các chức danh Tổng cục trưởng do Trung ương quản lý là ai? (Hình từ Internet)

Theo quy định tại Điều 3, Điều 5.2 Quy định 262-QĐ/TW năm 2014 về nơi lấy phiếu tín nhiệm và đối tượng ghi phiếu tín nhiệm đối với các chức danh cán bộ khác ở Trung ương như sau:

"Điều 3. Nơi lấy phiếu tín nhiệm
Việc lấy phiếu tín nhiệm đối với mỗi chức danh cán bộ tối đa ở hai nơi: tại cấp ủy cùng cấp (đối với thành viên lãnh đạo cấp ủy) và nơi công tác (nêu tại Điều 5 của Quy định này).
...
Điều 5. Đối tượng ghi phiếu tín nhiệm đối với các chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý
...
5.2- Các chức danh cán bộ khác ở Trung ương
1- Đối với lãnh đạo cấp phó: Thông tấn xã Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật
Lãnh đạo cấp trưởng và cấp phó của đơn vị, ủy viên ban chấp hành đảng bộ cơ quan; trưởng các đơn vị trực thuộc, trưởng các đoàn thể của cơ quan.
2- Đối với tổng cục trưởng, phó tổng cục trưởng và tương đương
Tổng cục trưởng, phó tổng cục trưởng, ủy viên ban chấp hành đảng bộ tổng cục, trưởng các đơn vị trực thuộc, trưởng các đoàn thể ở cơ quan tổng cục.
3- Đối với cục trưởng, phó cục trưởng và tương đương
Cục trưởng, phó cục trưởng, ủy viên cấp ủy đảng của cục (đảng ủy viên hoặc chi ủy viên), trưởng các đơn vị trực thuộc, trưởng các đoàn thể ở cơ quan cục (nếu có).
..."

Như vậy, đối với chức danh Tổng cục trưởng thuộc quản lý của Trung ương đối tượng ghi phiếu tín nhiệm bao gồm Tổng cục trưởng, phó tổng cục trưởng, ủy viên ban chấp hành đảng bộ tổng cục, trưởng các đơn vị trực thuộc, trưởng các đoàn thể ở cơ quan tổng cục.

Nơi lấy phiếu tín nhiệm tại cơ quan người được lấy phiếu tín nhiệm làm việc.

Quy định về mức độ của phiếu tín nhiệm và việc ghi phiếu cần đảm bảo các thông tin gì?

Theo Mục 7.2 Quy định 262-QĐ/TW năm 2014 quy định về phiếu tín nhiệm và việc ghi phiếu tín nhiệm như sau:

"7.2- Phiếu tín nhiệm và việc ghi phiếu tín nhiệm
- Phiếu tín nhiệm được thể hiện theo mẫu ban hành kèm theo Quy định này. Trên phiếu ghi rõ họ tên, chức vụ của người được lấy phiếu tín nhiệm kèm theo các ô tương ứng với các mức độ: "tín nhiệm cao", "tín nhiệm", "tín nhiệm thấp".
- Căn cứ vào các tiêu chí theo nội dung lấy phiếu tín nhiệm nêu trên, người ghi phiếu tín nhiệm tự nhìn nhận, đánh giá khách quan về người được lấy phiếu tín nhiệm, để ghi phiếu theo 3 mức: "tín nhiệm cao", "tín nhiệm", "tín nhiệm thấp".
- Phiếu không hợp lệ là phiếu có một trong các trường hợp sau: Phiếu không do Ban Kiểm phiếu phát ra; phiếu có gạch xóa họ tên người được in trên phiếu; phiếu có ghi thêm tên người hoặc các thông tin khác vào phiếu; phiếu không đánh dấu vào ô nào hoặc đánh dấu vào hai hoặc ba ô tương ứng với tên của một người được lấy phiếu tín nhiệm."

Như vậy, phiếu tín nhiệm ghi rõ họ tên, chức vụ của người được lấy phiếu tín nhiệm kèm theo các ô tương ứng với các mức độ: "tín nhiệm cao", "tín nhiệm", "tín nhiệm thấp".

Theo nội dung lấy phiếu tín nhiệm thì căn cứ vào các tiêu chí như sau, người ghi phiếu tín nhiệm tự nhìn nhận, đánh giá khách quan về người được lấy phiếu tín nhiệm, để ghi phiếu theo 3 mức: "tín nhiệm cao", "tín nhiệm", "tín nhiệm thấp".

Việc lấy phiếu tín nhiệm tại các cơ quan Đảng cần phải đảm bảo các nguyên tắc nào?

Về nguyên tắc lấy phiếu tín nhiệm tại các cơ quan Đảng cần phải đảm bảo tại Điều 1 Quy định 262-QĐ/TW năm 2014 như sau:

"Điều 1. Nguyên tắc
- Việc lấy phiếu tín nhiệm đối với thành viên lãnh đạo cấp ủy và cán bộ lãnh đạo trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội bảo đảm nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ; đề cao trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo và người đứng đầu các cấp; việc lấy phiếu tín nhiệm được thực hiện định kỳ vào năm thứ 3 giữa nhiệm kỳ đại hội đảng bộ các cấp.
- Bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, minh bạch trong việc lấy phiếu tín nhiệm và sử dụng kết quả phiếu tín nhiệm; nghiêm cấm và xử lý nghiêm minh việc vận động, lôi kéo hoặc có những hành vi tác động làm sai lệch mức độ tín nhiệm hoặc lợi dụng lấy phiếu tín nhiệm để làm tổn hại uy tín tập thể và cá nhân, gây chia rẽ, mất đoàn kết nội bộ.
- Kết quả phiếu tín nhiệm đối với cán bộ được công khai trong tập thể lãnh đạo cùng cấp (ban thường vụ cấp ủy, ban cán sự đảng, đảng đoàn, lãnh đạo cơ quan, đơn vị) và báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý, quyết định đối với chức danh cán bộ đó.
- Phiếu tín nhiệm là một trong những kênh thông tin tham khảo quan trọng cho việc đánh giá, bố trí sử dụng cán bộ. Những đồng chí có tín nhiệm thấp, tùy theo mức độ sẽ xem xét không quy hoạch chức vụ cao hơn hoặc cho từ chức, cho thôi giữ chức vụ, không chờ hết nhiệm kỳ, hết tuổi công tác."

Theo đó, việc lấy phiếu tín nhiệm cần bảo đảm nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, đề cao trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo và người đứng đầu các cấp và việc lấy phiếu tín nhiệm được thực hiện định kỳ vào năm thứ 3 giữa nhiệm kỳ đại hội đảng bộ các cấp.

Phải bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, minh bạch trong việc lấy phiếu tín nhiệm và sử dụng kết quả phiếu tín nhiệm.

Tải về mẫu phiếu tín nhiệm mới nhất 2023: Tại Đây

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phiếu tín nhiệm

Phạm Lan Anh

Phiếu tín nhiệm
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Phiếu tín nhiệm có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phiếu tín nhiệm
MỚI NHẤT
Pháp luật
Các mẫu phiếu dùng trong lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn?
Pháp luật
Cách xác định phiếu hợp lệ trong lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm các chức danh do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu như thế nào?
Pháp luật
Có công khai tỷ lệ phiếu tín nhiệm của từng chức danh được lấy phiếu tín nhiệm tại kỳ họp Quốc hội cuối năm?
Pháp luật
Việc lấy phiếu tín nhiệm đối với cán bộ lãnh đạo trong Công an nhân dân bằng hình thức nào? Trình tự lấy phiếu tín nhiệm được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Quốc hội có lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật theo quy định không?
Pháp luật
Căn cứ đánh giá mức độ tín nhiệm đối với người giữ chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội là gì?
Pháp luật
Hướng dẫn quy trình lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội và lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu?
Pháp luật
Kết quả lấy phiếu tín nhiệm của cán bộ quản lý phải được công bố công khai, minh bạch với những tập thể, cá nhân nào?
Pháp luật
Cán bộ lãnh đạo có số phiếu tín nhiệm thấp sẽ bị loại khỏi danh sách các chức vụ cao hơn, thậm chí cho từ chức?
Pháp luật
Mẫu báo cáo của người được lấy phiếu tín nhiệm trong Quốc hội, Hội đồng nhân dân được quy định như thế nào?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào