Quốc hội có lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật theo quy định không?
- Quốc hội có lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật theo quy định không?
- Nguyên tắc lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội như thế nào?
- Trách nhiệm của người giữ chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội được lấy phiếu tín nhiệm như thế nào?
Quốc hội có lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật theo quy định không?
Theo điểm a khoản 2 Điều 66 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 16 Điều 1 Luật Tổ chức Quốc hội sửa đổi 2020) quy định như sau:
Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội
...
2. Các Ủy ban của Quốc hội gồm:
a) Ủy ban pháp luật;
...
Theo quy định Ủy ban pháp luật là một trong những Ủy ban của Quốc hội.
Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 2 Nghị quyết 96/2023/QH15 (Có hiệu lực từ 01/7/2023) như sau:
Đối tượng lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm
1. Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ sau đây:
a) Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước;
b) Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội;
c) Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ;
d) Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước.
...
Tải về mẫu phiếu tín nhiệm mới nhất 2023: Tại Đây
Trước đây, vấn đề lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội được quy định tại điểm b khoản 2 Điều 1 Nghị quyết 85/2014/QH13 (Hết hiệu lực từ 01/7/2023) như sau:
Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
...
2. Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ sau đây:
a) Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước;
b) Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội;
c) Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ;
d) Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng kiểm toán nhà nước.
...
Theo quy định Quốc hội có lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật.
Quốc hội có lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật theo quy định không? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội như thế nào?
Nguyên tắc lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội được thực hiện theo quy định tại Điều 5 Nghị quyết 96/2023/QH15 (Có hiệu lực từ 01/7/2023) như sau:
Nguyên tắc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm
1. Bảo đảm quyền và đề cao trách nhiệm của đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân trong việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm; bảo đảm quyền báo cáo, giải trình của người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm.
2. Dân chủ, khách quan, công tâm, công khai, minh bạch; bảo đảm đánh giá đúng thực chất kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm.
3. Bảo đảm sự ổn định và hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, sự lãnh đạo của Đảng trong công tác cán bộ.
Tải về mẫu phiếu tín nhiệm mới nhất 2023: Tại Đây
Trước đây, nguyên tắc lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội được quy định tại Điều 4 Nghị quyết 85/2014/QH13 (Hết hiệu lực từ 01/7/2023) như sau:
Nguyên tắc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm
1. Bảo đảm quyền và đề cao trách nhiệm của đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân trong việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm; tôn trọng quyền báo cáo, giải trình của người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm.
2. Công khai, công bằng, dân chủ, khách quan; bảo đảm đánh giá đúng thực chất kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm.
3. Bảo đảm sự ổn định và hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, sự lãnh đạo của Đảng trong công tác cán bộ.
Trách nhiệm của người giữ chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội được lấy phiếu tín nhiệm như thế nào?
Trách nhiệm của người giữ chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội được lấy phiếu tín nhiệm được quy định khoản 3 Điều 7 Nghị quyết 96/2023/QH15 (Có hiệu lực từ 01/7/2023) như sau:
Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm
..
3. Người được lấy phiếu tín nhiệm phải báo cáo đầy đủ, trung thực kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, kê khai tài sản, thu nhập, những hạn chế, thiếu sót, phương hướng khắc phục và giải trình đầy đủ các nội dung mà cử tri và Nhân dân có ý kiến hoặc đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân yêu cầu (nếu có).
...
Trước đây, trách nhiệm của người giữ chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội được lấy phiếu tín nhiệm được quy định theo khoản 3 Điều 6 Nghị quyết 85/2014/QH13 (Hết hiệu lực từ 01/7/2023) như sau:
Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm
...
3. Người được lấy phiếu tín nhiệm phải báo cáo trung thực kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, kê khai tài sản, thu nhập cá nhân, những hạn chế, thiếu sót, phương hướng khắc phục và giải trình đầy đủ các nội dung mà đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân yêu cầu.
...
Theo quy định người được lấy phiếu tín nhiệm phải báo cáo trung thực kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, kê khai tài sản, thu nhập cá nhân, những hạn chế, thiếu sót, phương hướng khắc phục và giải trình đầy đủ các nội dung mà đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân yêu cầu.
Huỳnh Lê Bình Nhi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Phiếu tín nhiệm có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Doanh thu chưa thực hiện là gì? Hạch toán trường hợp bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp như thế nào?
- Bán hàng tận cửa là gì? Số ngày để người tiêu dùng cân nhắc việc thực hiện hợp đồng bán hàng tận cửa là mấy ngày?
- Người nộp thuế được xóa nợ tiền thuế trong trường hợp nào? Ai thực hiện việc lập hồ sơ xóa nợ tiền thuế?
- Khi nào thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 12 tháng? Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật lao động khiển trách và kéo dài thời hạn nâng lương cùng lúc được không?
- Công trình xử lý chất thải là gì? Đất công trình xử lý chất thải là gì? Đất công trình xử lý chất thải thuộc nhóm đất nào?