Đối tượng nào không bị áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu?
- Đối tượng nào không bị áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu?
- Đối tượng nào phải áp dụng quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung tối thiểu nội địa đạt chuẩn?
- Đối tượng nào có trách nhiệm giám sát việc thực hiện áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu?
Đối tượng nào không bị áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu?
Căn cứ tại Điều 2 Nghị quyết 107/2023/QH15 về người nộp thuế:
Người nộp thuế
1. Đơn vị hợp thành của tập đoàn đa quốc gia có doanh thu trong báo cáo tài chính hợp nhất của công ty mẹ tối cao ít nhất 02 năm trong 04 năm liền kề trước năm tài chính tương đương 750 triệu euro (EUR) trở lên, trừ các trường hợp sau đây:
a) Tổ chức của chính phủ;
b) Tổ chức quốc tế;
c) Tổ chức phi lợi nhuận;
d) Quỹ hưu trí;
đ) Quỹ đầu tư là công ty mẹ tối cao;
e) Tổ chức đầu tư bất động sản là công ty mẹ tối cao;
g) Tổ chức có ít nhất 85% giá trị tài sản thuộc sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các tổ chức quy định từ điểm a đến điểm e khoản này.
2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, những đối tượng sau không bị áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu là:
(1) Tổ chức của chính phủ;
(2) Tổ chức quốc tế;
(3) Tổ chức phi lợi nhuận;
(3) Quỹ hưu trí;
(4) Quỹ đầu tư là công ty mẹ tối cao;
(5) Tổ chức đầu tư bất động sản là công ty mẹ tối cao;
(6) Tổ chức có ít nhất 85% giá trị tài sản thuộc sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các tổ chức từ (1) đến (6).
Đối tượng nào không bị áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu?(Hình từ Internet)
Đối tượng nào phải áp dụng quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung tối thiểu nội địa đạt chuẩn?
Đối chiếu với quy định tại Điều 4 Nghị quyết 107/2023/QH15 quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung tối thiểu nội địa đạt chuẩn (QDMTT):
Theo đó, đơn vị hợp thành hoặc tập hợp các đơn vị hợp thành của tập đoàn đa quốc gia theo quy định tại Điều 2 Nghị quyết 107/2023/QH15 có hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam trong năm tài chính phải áp dụng quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung tối thiểu nội địa đạt chuẩn.
Lưu ý: Trường hợp đơn vị hợp thành hoặc tập hợp các đơn vị hợp thành tại Việt Nam có thu nhập theo Quy định về thuế tối thiểu toàn cầu và thuế suất thực tế tại Việt Nam dưới mức thuế suất tối thiểu thì thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung tối thiểu nội địa đạt chuẩn tại Việt Nam được xác định theo quy định tại khoản 2 và khoản 9 Điều 4 Nghị quyết 107/2023/QH15.
Theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị quyết 107/2023/QH15 thì hiện nay Việt Nam đang áp dụng mức thuế suất tối thiểu là 15%.
Trong đó, theo quy định tại khoản 7 Điều 3 Nghị quyết 107/2023/QH15 thì đơn vị hợp thành của một tập đoàn đa quốc gia là bất kỳ công ty, tổ chức nào thuộc tập đoàn và bất kỳ cơ sở thường trú nào của một công ty, tổ chức thuộc tập đoàn, bao gồm:
- Công ty mẹ tối cao;
- Công ty mẹ trung gian (nếu có);
- Công ty mẹ bị sở hữu một phần (nếu có);
- Công ty, tổ chức, đơn vị, cơ sở kinh doanh khác thuộc tập đoàn.
Tập đoàn đa quốc gia là tập đoàn có ít nhất một đơn vị hợp thành hoặc một cơ sở thường trú không cư trú tại cùng nước với công ty mẹ tối cao.
Đối tượng nào có trách nhiệm giám sát việc thực hiện áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu?
Căn cứ tại Điều 7 Nghị quyết 107/2023/QH15 về tổ chức thực hiện việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu.
Tổ chức thực hiện
1. Giao Chính phủ, các Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, chịu trách nhiệm tổ chức, triển khai thực hiện các nội dung, chính sách quy định tại Nghị quyết này; khẩn trương chuẩn bị các điều kiện cần thiết để bảo đảm cho việc thực hiện Nghị quyết; chú trọng tổ chức thực hiện các hoạt động hợp tác đa phương về trao đổi thông tin tự động phục vụ việc thu thuế tối thiểu toàn cầu; xây dựng kế hoạch, lộ trình triển khai chính thức, phân công trách nhiệm, tổ chức bộ máy, nguồn lực để kịp thời đáp ứng năng lực thực hiện cho cơ quan thuế, có biện pháp nâng cao tuân thủ tự nguyện cho người nộp thuế.
2. Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Như vậy, các đối tượng sau trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, giám sát việc thực hiện Nghị quyết 107/2023/QH15 về áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu, cụ thể:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội
- Hội đồng Dân tộc
- Các Ủy ban của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận.
Phan Thanh Thảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thuế thu nhập doanh nghiệp có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công đoàn Việt Nam là tổ chức gì? Thành viên hợp danh của công ty hợp danh được kết nạp vào Công đoàn Việt Nam không?
- Mục đích của đổi mới công nghệ là gì? 04 mục tiêu của chương trình Đổi mới công nghệ quốc gia là gì?
- Content về ngày 20 11 sáng tạo, thu hút? Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 2024 thứ mấy, ngày mấy âm lịch?
- Ngày 18 tháng 11 là ngày gì? Ngày 18 tháng 11 là thứ mấy? Ngày 18 tháng 11 có phải ngày nghỉ lễ, tết của người lao động không?
- Mẫu Công văn đề xuất xếp loại chất lượng chi bộ, tập thể lãnh đạo và đảng viên mới nhất là mẫu nào?