Đối tượng xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Tòa án là những ai? Đối tượng không được, chưa được xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Tòa án là những ai?
Đối tượng xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Tòa án là những ai?
Căn cứ vào Điều 5 Quyết định 19/2018/QĐ-TANDTC-TĐKT năm 2018 về Quy chế xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Tòa án do Tòa án nhân dân tối cao ban hành như sau:
Đối tượng xét tặng Kỷ niệm chương
1. Cá nhân đã và đang công tác trong Tòa án nhân dân hoặc làm công tác Hội thẩm nhân dân, Hội thẩm quân nhân, gồm:
a) Cá nhân công tác tại các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao; Học viện Tòa án; các Tòa án quân sự; các Tòa án nhân dân cấp cao; các Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân cấp tỉnh); các Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân cấp huyện);
b) Cá nhân làm công tác Hội thẩm nhân dân tại các Tòa án nhân dân và Hội thẩm quân nhân tại các Tòa án quân sự.
2. Đối tượng khác:
a) Cá nhân công tác ở các cơ quan Đảng, Nhà nước, bộ, ban, ngành, tỉnh, huyện, đoàn thể, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị - xã hội;
b) Cá nhân là người Việt Nam ở nước ngoài và người nước ngoài.
Như vậy, đối tượng được xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Tòa án bao gồm:
- Cá nhân đã và đang công tác trong Tòa án nhân dân hoặc làm công tác Hội thẩm nhân dân, Hội thẩm quân nhân như sau:
a) Cá nhân công tác tại các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao; Học viện Tòa án; các Tòa án quân sự; các Tòa án nhân dân cấp cao; các Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân cấp tỉnh); các Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân cấp huyện);
b) Cá nhân làm công tác Hội thẩm nhân dân tại các Tòa án nhân dân và Hội thẩm quân nhân tại các Tòa án quân sự.
- Đối tượng khác:
a) Cá nhân công tác ở các cơ quan Đảng, Nhà nước, bộ, ban, ngành, tỉnh, huyện, đoàn thể, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị - xã hội;
b) Cá nhân là người Việt Nam ở nước ngoài và người nước ngoài.
Trường hợp của anh là Hội thẩm nhân dân nên là mình cũng thuộc vào các đối tượng được xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Tòa án anh nha.
Đối tượng xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Tòa án là những ai? (Hình từ Internet)
Đối tượng nào không được, chưa được xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Tòa án?
Căn cứ vào Điều 6, Điều 7 Quyết định 19/2018/QĐ-TANDTC-TĐKT năm 2018 về Quy chế xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Tòa án do Tòa án nhân dân tối cao ban hành, đối tượng chưa được xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Tòa án bao gồm:
+ Cá nhân có căn cứ vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật đang trong thời gian xem xét, chờ xử lý chưa được xem xét, đề nghị tặng Kỷ niệm chương.
+ Cá nhân bị kỷ luật Đảng hoặc chính quyền từ hình thức cảnh cáo trở lên chỉ được xét, đề nghị tặng Kỷ niệm chương sau khi đã được xóa kỷ luật hoặc hết hạn kỷ luật Đảng. Thời gian chấp hành kỷ luật không được tính để xét tặng Kỷ niệm chương.
Không xét, tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Tòa án đối với cá nhân bị kỷ luật buộc thôi việc; bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Tiêu chuẩn xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Tòa án là gì?
Căn cứ vào Điều 8 Quyết định 19/2018/QĐ-TANDTC-TĐKT năm 2018 về Quy chế xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Tòa án do Tòa án nhân dân tối cao ban hành như sau:
(1) Các đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 Quy chế này có thể được xét, đề nghị tặng Kỷ niệm chương khi đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Là Chánh án, Phó Chánh án, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;
b) Là Phó Chánh án Tòa án quân sự trung ương, Thẩm phán cao cấp được đề nghị xét tặng khi đủ 01 nhiệm kỳ. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao, Học viện Tòa án, các Tòa án nhân dân cấp cao, các đơn vị thuộc Tòa án quân sự trung ương, các Tòa án nhân dân cấp tỉnh được đề nghị xét tặng khi đủ 02 nhiệm kỳ (trường hợp Thủ trưởng đã có thông báo nghỉ hưu, đã nghỉ hưu hoặc chuyển công tác là 01 nhiệm kỳ) và 03 nhiệm kỳ đối với cấp phó (đối với lãnh đạo là nữ được giảm 1/3 thời gian so với quy định);
c) Cá nhân quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 Quy chế này có thời gian công tác trong Tòa án nhân dân từ đủ 20 năm trở lên đối với nam và từ đủ 15 năm trở lên đối với nữ;
d) Cá nhân đã và đang công tác trong Tòa án nhân dân hoặc làm công tác Hội thẩm nhân dân, Hội thẩm quân nhân được tặng thưởng Anh hùng Lao động, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân hoặc Huân chương (Sao vàng, Hồ Chí Minh, Độc lập các hạng) được đề nghị xét tặng ngay sau khi có quyết định khen thưởng;
đ) Xét tặng trước thời hạn khi cá nhân được tặng thưởng “Huân chương Lao động” các hạng, “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” hoặc “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”, “Chiến sĩ thi đua Tòa án nhân dân”, “Chiến sĩ thi đua toàn quân”, “Thẩm phán mẫu mực”, “Thẩm phán tiêu biểu”, “Thẩm phán giỏi”, cụ thể:
- Cá nhân được tặng thưởng “Huân chương Lao động” các hạng; “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”; “Thẩm phán mẫu mực”: được đề nghị xét tặng trước thời hạn 05 năm;
- Cá nhân được tặng thưởng “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ”; “Thẩm phán tiêu biểu”: được đề nghị xét tặng trước thời hạn 03 năm;
- Cá nhân được tặng thưởng “Chiến sĩ thi đua Tòa án nhân dân”; “Chiến sĩ thi đua toàn quân”; “Thẩm phán giỏi”: được đề nghị xét tặng trước thời hạn 01 năm;
e) Cá nhân quy định tại điểm b khoản 1 Điều 5 Quy chế này có thời gian tham gia công tác xét xử từ đủ 10 năm trở lên;
g) Cá nhân có thời gian công tác trong Tòa án nhân dân mà có thời gian công tác ở các cơ quan bảo vệ pháp luật (Công an, Viện Kiểm sát, Thi hành án) thì thời gian công tác ở các cơ quan đó cũng được tính như thời gian công tác trong Tòa án nhân dân, nhưng ít nhất phải công tác tại Tòa án từ đủ 05 năm.
(2) Các đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 5 Quy chế này có thể được xét, đề nghị tặng Kỷ niệm chương khi đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Có công lao, thành tích đóng góp tích cực cho sự nghiệp xây dựng và phát triển của Tòa án nhân dân;
b) Có công trình nghiên cứu khoa học hoặc sáng kiến, giải pháp được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận và có giá trị đóng góp tích cực cho sự nghiệp xây dựng và phát triển của Tòa án nhân dân;
c) Có công lao, thành tích trong quá trình thực hiện các công trình, dự án, đóng góp tích cực cho sự nghiệp xây dựng và phát triển của Tòa án nhân dân;
d) Có công lao trong việc xây dựng và củng cố quan hệ hợp tác giữa các nước, các tổ chức quốc tế với Tòa án nhân dân, đóng góp tích cực cho sự nghiệp của Tòa án nhân dân;
đ) Có sự giúp đỡ, ủng hộ xứng đáng về tài chính hoặc vật chất cho sự phát triển của Tòa án nhân dân.
(3) Cá nhân khác theo Quyết định của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Như vậy, mình có thể được xét, đề nghị tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Tòa án khi đạt một trong các tiêu chuẩn tại khoản 1 Điều 8 nêu trên.
Nguyễn Hoàng Tuấn Kiệt
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Kỷ niệm chương có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đua xe trái phép gây chết người có thể bị phạt tù đối với những tội nào? Con cái đua xe gây chết người thì cha mẹ giao xe có bị truy cứu hình sự?
- Trình độ chuẩn với giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh trường đại học? Chế độ bồi dưỡng giờ giảng đối với giảng viên?
- Luật ngân sách nhà nước mới nhất? Có những văn bản nào hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước mới nhất?
- Mua trả chậm là gì? Nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng mua trả chậm được quy định thế nào theo pháp luật hiện nay?
- Bài tuyên truyền Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân 18 11? Bài tuyên truyền kỷ niệm 94 năm Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024?