Đối với dự án áp dụng phương thức 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ thì việc mở thầu có phụ thuộc vào sự có mặt hay vắng mặt của các nhà đầu tư không?
- Việc mở thầu đối với dự án áp dụng phương thức 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ được tiến hành tối đa bao nhiêu lần?
- Đối với dự án áp dụng phương thức 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ thì việc mở thầu có phụ thuộc vào sự có mặt hay vắng mặt của các nhà đầu tư không?
- Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu đối với dự án áp dụng phương thức 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ như thế nào?
Việc mở thầu đối với dự án áp dụng phương thức 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ được tiến hành tối đa bao nhiêu lần?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 35 Luật Đấu thầu 2023 về phương thức lựa chọn nhà đầu tư:
Phương thức lựa chọn nhà đầu tư
1. Phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ:
a) Phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ được áp dụng trong trường hợp đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế lựa chọn nhà đầu tư;
b) Nhà đầu tư nộp hồ sơ dự thầu gồm đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu;
c) Việc mở thầu được tiến hành một lần đối với toàn bộ hồ sơ dự thầu.
...
Như vậy, đối với dự án áp dụng phương thức 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ thì việc mở thầu được tiến hành một lần đối với toàn bộ hồ sơ dự thầu.
Trong đó, theo quy định tại khoản 23 Điều 4 Luật Đấu thầu 2023 thì:
Hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất là toàn bộ tài liệu do nhà thầu, nhà đầu tư lập và nộp cho bên mời thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
Đối với dự án áp dụng phương thức 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ thì việc mở thầu có phụ thuộc vào sự có mặt hay vắng mặt của các nhà đầu tư không? (Hình từ Internet)
Đối với dự án áp dụng phương thức 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ thì việc mở thầu có phụ thuộc vào sự có mặt hay vắng mặt của các nhà đầu tư không?
Căn cứ tại Điều 18 Nghị định 23/2024/NĐ-CP về mở thầu đối với dự án áp dụng phương thức 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ:
Mở thầu
1. Việc mở thầu phải được tiến hành công khai và bắt đầu ngay trong thời hạn 02 giờ kể từ thời điểm đóng thầu. Bên mời thầu chỉ mở các hồ sơ dự thầu đã nhận được trước thời điểm đóng thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu trước sự chứng kiến của đại diện các nhà đầu tư tham dự lễ mở thầu, không phụ thuộc vào sự có mặt hay vắng mặt của các nhà đầu tư.
2. Bên mời thầu kiểm tra niêm phong, mở từng hồ sơ dự thầu theo thứ tự chữ cái tên của nhà đầu tư và đọc rõ các thông tin sau:
a) Tên nhà đầu tư;
b) Số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ;
c) Giá trị do nhà đầu tư đề xuất về hiệu quả đầu tư phát triển ngành, lĩnh vực, địa phương trong đơn dự thầu gồm một hoặc các thông tin sau: giá trị bằng tiền nộp ngân sách nhà nước; tỷ lệ doanh thu nhà đầu tư đề xuất nộp ngân sách nhà nước; giá hàng hóa, dịch vụ; số lượng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, không gian công cộng phục vụ cộng đồng xung quanh dự án và các dịch vụ vận hành kèm theo; giá trị của hoạt động trợ giúp xã hội cho đối tượng bảo trợ xã hội hoặc giá trị của các hoạt động phúc lợi xã hội khác mà nhà đầu tư đóng góp cho địa phương; ngưỡng tổng lượng phát thải các chất độc hại;
d) Đề xuất tăng hoặc giảm của giá trị quy định tại điểm c khoản này (nếu có);
đ) Thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu;
e) Giá trị, hiệu lực của bảo đảm dự thầu;
g) Các thông tin liên quan khác.
3. Biên bản mở thầu gồm các thông tin quy định tại khoản 2 Điều này, phải được ký xác nhận bởi đại diện của bên mời thầu và các nhà đầu tư tham dự lễ mở thầu và được gửi cho các nhà đầu tư tham dự thầu.
4. Đại diện của bên mời thầu ký xác nhận vào bản gốc đơn dự thầu, giấy ủy quyền của người đại diện theo pháp luật của nhà đầu tư (nếu có); thỏa thuận liên danh (nếu có); bảo đảm dự thầu; các nội dung thuộc phương án đầu tư kinh doanh và đề xuất về hiệu quả đầu tư phát triển ngành, lĩnh vực, địa phương của từng hồ sơ dự thầu.
Như vậy, việc mở thầu phải được tiến hành công khai và bắt đầu ngay trong thời hạn 02 giờ kể từ thời điểm đóng thầu.
Bên mời thầu chỉ mở các hồ sơ dự thầu đã nhận được trước thời điểm đóng thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu trước sự chứng kiến của đại diện các nhà đầu tư tham dự lễ mở thầu, không phụ thuộc vào sự có mặt hay vắng mặt của các nhà đầu tư.
Hay nói cách khác, đối với dự án áp dụng phương thức 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ thì việc mở thầu không phụ thuộc vào sự có mặt hay vắng mặt của các nhà đầu tư.
Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu đối với dự án áp dụng phương thức 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ như thế nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Nghị định 23/2024/NĐ-CP thì:
Việc kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu đối với dự án áp dụng phương thức 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ, gồm:
- Kiểm tra số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ dự thầu;
- Kiểm tra các thành phần của hồ sơ dự thầu bao gồm:
+ Đơn dự thầu, thỏa thuận liên danh (nếu có), giấy ủy quyền ký đơn dự thầu (nếu có);
+ Bảo đảm dự thầu;
+ Tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ của người ký đơn dự thầu (nếu có);
+ Tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm của nhà đầu tư;
+ Nội dung đề xuất về phương án đầu tư kinh doanh;
+ Nội dung đề xuất về hiệu quả đầu tư phát triển ngành, lĩnh vực, địa phương;
+ Các thành phần khác thuộc hồ sơ dự thầu;
- Kiểm tra sự thống nhất về nội dung giữa bản gốc và bản chụp để phục vụ quá trình đánh giá chi tiết hồ sơ dự thầu.
Phan Thanh Thảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng hợp mẫu Báo cáo kết quả thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở? Thực hiện dân chủ ở cơ sở là gì?
- Gia hạn thời hạn cho thuê nhà là tài sản công không sử dụng để ở có phải thực hiện thủ tục niêm yết giá không?
- Mẫu Quy chế chi tiêu nội bộ công đoàn cơ sở? Bộ máy quản lý tài chính công đoàn cơ sở bao gồm những gì?
- Tổ chức quản lý kinh doanh nhà là tài sản công không sử dụng để ở phải thực hiện đánh giá lại hiện trạng nhà hàng năm đúng không?
- Đảng viên được miễn công tác và sinh hoạt đảng có phải làm kiểm điểm cuối năm không? Có được dự đại hội đảng viên?