Đối với hệ thống quản lý chống hối lộ thì lãnh đạo cao nhất phải chứng tỏ sự lãnh đạo và cam kết thông qua các công việc gì?
- Hệ thống quản lý chống hối lộ cần phải tuân thủ một số yêu cầu như thế nào?
- Lãnh đạo cao nhất phải chứng tỏ sự lãnh đạo và cam kết đối với hệ thống quản lý chống hối lộ thông qua các công việc gì?
- Các chính sách chống hối lộ mà lãnh đạo cao nhất phải thiết lập, duy trì và xem xét gồm những chính sách nào?
Hệ thống quản lý chống hối lộ cần phải tuân thủ một số yêu cầu như thế nào?
Hệ thống quản lý chống hối lộ cần phải tuân thủ một số yêu cầu như thế nào? (Hình từ Internet)
Tại Mục 4.4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 37001:2018 (ISO 37001:2016) có quy định như sau:
Hệ thống quản lý chống hối lộ
Tổ chức phải thiết lập, lập thành văn bản, áp dụng, duy trì, thường xuyên xem xét và khi cần cải tiến hệ thống quản lý chống hối lộ, bao gồm cả các quá trình cần thiết và sự tương tác giữa các quá trình, theo các yêu cầu của tiêu chuẩn này.
Hệ thống quản lý chống hối lộ phải bao gồm các biện pháp được thiết kế để nhận diện và định mức rủi ro về hối lộ và ngăn ngừa, phát hiện và ứng phó với hối lộ.
CHÚ THÍCH 1: Không thể loại bỏ hoàn toàn rủi ro về hối lộ và không có hệ thống quản lý chống hối lộ nào có khả năng ngăn ngừa và phát hiện tất cả các hối lộ.
Hệ thống quản lý chống hối lộ phải hợp lý và thích hợp có tính đến các yếu tố nêu ở 4.3.
CHÚ THÍCH 2: Hướng dẫn thêm xem A.3.
Theo đó, tổ chức phải thiết lập, lập thành văn bản, áp dụng, duy trì, thường xuyên xem xét và khi cần cải tiến hệ thống quản lý chống hối lộ, bao gồm cả các quá trình cần thiết và sự tương tác giữa các quá trình theo yêu cầu.
Hệ thống quản lý chống hối lộ phải hợp lý và thích hợp có tính đến các yếu tố nêu tại Mục 4.3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 37001:2018 (ISO 37001:2016).
Lãnh đạo cao nhất phải chứng tỏ sự lãnh đạo và cam kết đối với hệ thống quản lý chống hối lộ thông qua các công việc gì?
Cụ thể theo Mục 5.1.2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 37001:2018 (ISO 37001:2016) quy định thì:
Lãnh đạo cao nhất
Lãnh đạo cao nhất phải chứng tỏ sự lãnh đạo và cam kết đối với hệ thống quản lý chống hối lộ thông qua việc:
a) đảm bảo rằng hệ thống quản lý chống hối lộ, bao gồm cả chính sách và mục tiêu, được thiết lập, thực hiện và duy trì và được xem xét để giải quyết thỏa đáng các rủi ro về hối lộ của tổ chức:
b) đảm bảo tích hợp các yêu cầu của hệ thống quản lý chống hối lộ vào các quá trình của tổ chức;
c) triển khai các nguồn lực thỏa đáng và thích hợp cho việc thực hiện có hiệu lực hệ thống quản lý chống hối lộ;
d) trao đổi thông tin nội bộ và bên ngoài về chính sách chống hối lộ;
e) trao đổi thông tin nội bộ về tầm quan trọng của quản lý chống hối lộ có hiệu lực và của sự phù hợp với các yêu cầu của hệ thống quản lý chống hối lộ;
f) đảm bảo hệ thống quản lý chống hối lộ được thiết kế một cách thích hợp để đạt được các mục tiêu của tổ chức;
g) định hướng và hỗ trợ nhân sự đóng góp cho hiệu lực của hệ thống quản lý chống hối lộ;
h) thúc đẩy văn hóa chống hối lộ thích hợp trong tổ chức;
i) thúc đẩy cải tiến liên tục;
j) hỗ trợ các vị trí quản lý liên quan khác chứng tỏ sự lãnh đạo của họ trong việc ngăn ngừa và phát hiện hối lộ khi việc này áp dụng trong khu vực họ chịu trách nhiệm;
k) khuyến khích việc sử dụng thủ tục báo cáo về hối lộ thực tế và nghi ngờ hối lộ (xem 8.9);
l) đảm bảo không có nhân viên nào bị trả thù, phân biệt đối xử hoặc xử lý kỷ luật [xem 7.2.2.1 d)] đối với báo cáo được lập trên cơ sở thiện ý, hoặc trên cơ sở sự tin tưởng hợp lý về việc vi phạm hay nghi ngờ vi phạm chính sách chống hối lộ của tổ chức, hoặc từ chối tham gia vào hối lộ, ngay cả khi việc từ chối này có thể dẫn đến việc tổ chức bị mất đi việc kinh doanh (trừ trường hợp cá nhân đó đã tham gia vào vi phạm);
m) theo các khoảng thời gian đã hoạch định, báo cáo ban quản trị (nếu có) về nội dung và hoạt động của hệ thống quản lý chống hối lộ và các cáo buộc về hối lộ nghiêm trọng hoặc mang tính hệ thống.
CHÚ THÍCH: Hướng dẫn thêm xem A.5.
Như vậy thì trên đây quy định có 12 công việc mà lãnh đạo cao nhất phải chứng tỏ sự lãnh đạo và cam kết đối với hệ thống quản lý chống hối lộ.
Các chính sách chống hối lộ mà lãnh đạo cao nhất phải thiết lập, duy trì và xem xét gồm những chính sách nào?
Về chính sách hối lộ được nêu rõ rại Mục 5.2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 37001:2018 (ISO 37001:2016) quy định như sau:
Chính sách chống hối lộ
Lãnh đạo cao nhất phải thiết lập, duy trì và xem xét chính sách chống hối lộ, chính sách này:
a) nghiêm cấm việc hối lộ;
b) yêu cầu tuân thủ luật chống hối lộ được áp dụng cho tổ chức;
c) thích hợp với mục đích của tổ chức;
d) đưa ra khuôn khổ cho việc thiết lập, xem xét và đạt được các mục tiêu chống hối lộ;
e) bao gồm cam kết thỏa mãn các yêu cầu của hệ thống quản lý chống hối lộ;
f) khuyến khích nêu ra các lo ngại với thiện ý hoặc trên cơ sở sự tin tưởng hợp lý mà không sợ bị trả thù;
g) bao gồm cam kết cải tiến liên tục hệ thống quản lý chống hối lộ;
h) diễn giải về quyền hạn và tính độc lập của chức năng tuân thủ chống hối lộ;
i) diễn giải về hậu quả của việc không tuân thủ chính sách chống hối lộ.
Chính sách chống hối lộ phải:
- sẵn có bằng thông tin dạng văn bản;
- được truyền đạt bằng ngôn ngữ thích hợp trong tổ chức và cho các đối tác kinh doanh đặt ra rủi ro trên mức thấp về hối lộ;
- sẵn có cho các bên quan tâm liên quan, khi thích hợp
Phạm Lan Anh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hối lộ có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có được phép chuyển đổi công năng nhà ở từ nhà ở phục vụ tái định cư sang nhà ở xã hội hay không?
- Việc bán lâm sản khai thác tận dụng đối với rừng trồng có giá trị lâm sản có phải hình thức thanh lý rừng trồng không?
- Sơ cấp lý luận chính trị là gì? Tốt nghiệp trung học cơ sở có được học sơ cấp lý luận chính trị không?
- Đảng bộ, chi bộ cơ sở cơ quan là hạt nhân chính trị ở cơ sở đúng không? Nhiệm vụ lãnh đạo công tác chính trị tư tưởng?
- Trung cấp lý luận chính trị là gì? Đối tượng nào được đào tạo Trung cấp lý luận chính trị theo quy định?