Đối với nguyên liệu nhập khẩu vào Việt Nam để sản xuất hàng hóa xuất khẩu có cần ghi nhãn phụ không?
Nguyên liệu nhập khẩu vào Việt Nam để sản xuất hàng hóa xuất khẩu có thuộc diện miễn thuế nhập khẩu?
Các trường hợp được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu căn cứ theo khoản 7 Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 bao gồm:
Miễn thuế
...
7. Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu.
...
Căn cứ theo quy định nêu trên thì nguyên liệu nhập khẩu vào Việt Nam để sản xuất hàng hóa xuất khẩu thuộc diện miễn thuế nhập khẩu.
Đối với nguyên liệu nhập khẩu vào Việt Nam để sản xuất hàng hóa xuất khẩu có cần ghi nhãn phụ không?
Đối với nguyên liệu nhập khẩu vào Việt Nam để sản xuất hàng hóa xuất khẩu có cần ghi nhãn phụ không thì được xác định như sau:
Ghi nhãn phụ được căn cứ theo Điều 8 Nghị định 43/2017/NĐ-CP (Một số nội dung tại Điều này bị bãi bỏ bởi khoản 1 và khoản 2 Điều 2 Nghị định 111/2021/NĐ-CP) như sau:
Ghi nhãn phụ
1. Nhãn phụ sử dụng đối với hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại khoản 3 Điều 7 của Nghị định này.
2. [Khoản này bị bãi bỏ bởi khoản 1 Điều 2 Nghị định 111/2021/NĐ-CP].
3. Nhãn phụ phải được gắn trên hàng hóa hoặc bao bì thương phẩm của hàng hóa và không được che khuất những nội dung bắt buộc của nhãn gốc.
4. Nội dung ghi trên nhãn phụ là nội dung dịch nguyên ra tiếng Việt từ các nội dung bắt buộc ghi trên nhãn gốc và bổ sung các nội dung bắt buộc khác còn thiếu theo tính chất của hàng hóa theo quy định tại Nghị định này. Tổ chức, cá nhân ghi nhãn phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung ghi. Nội dung ghi trên nhãn phụ gồm cả nội dung được ghi bổ sung không làm hiểu sai nội dung trên nhãn gốc và phải phản ánh đúng bản chất và nguồn gốc của hàng hóa.
[Nội dung này bị bãi bỏ bởi khoản 2 Điều 2 Nghị định 111/2021/NĐ-CP]
5. Những hàng hóa sau đây không phải ghi nhãn phụ:
a) Linh kiện nhập khẩu để thay thế các linh kiện bị hỏng trong dịch vụ bảo hành hàng hóa của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đối với hàng hóa đó, không bán ra thị trường;
b) Nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, linh kiện nhập khẩu về để sản xuất, không bán ra thị trường.
Căn cứ trên quy định nhãn phụ sử dụng đối với hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định 43/2017/NĐ-CP như sau:
Ngôn ngữ trình bày nhãn hàng hóa
...
3. Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc.
...
Từ các quy định nêu trên, có thể thấy đối với nguyên liệu nhập khẩu vào Việt Nam để sản xuất hàng hóa xuất khẩu thuộc diện miễn thuế nhập khẩu không phải là căn cứ để không thực hiện ghi nhãn phụ.
Nếu nguyên liệu nhập khẩu vào Việt Nam để sản xuất hàng hóa xuất khẩu mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa.
Lưu ý:
+ Nội dung ghi trên nhãn phụ bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc.
+ Nhãn phụ phải được gắn trên hàng hóa hoặc bao bì thương phẩm của hàng hóa và không được che khuất những nội dung bắt buộc của nhãn gốc.
Đối với nguyên liệu nhập khẩu vào Việt Nam để sản xuất hàng hóa xuất khẩu có cần ghi nhãn phụ không? (Hình từ Internet)
Nội dung ghi trên nhãn phụ bao gồm những gì?
Nội dung ghi trên nhãn phụ được căn cứ theo khoản 5 Điều 8 Nghị định 43/2017/NĐ-CP (Một số nội dung tại Điều này bị bãi bỏ bởi khoản 1 và khoản 2 Điều 2 Nghị định 111/2021/NĐ-CP) như sau:
Ghi nhãn phụ
...
4. Nội dung ghi trên nhãn phụ là nội dung dịch nguyên ra tiếng Việt từ các nội dung bắt buộc ghi trên nhãn gốc và bổ sung các nội dung bắt buộc khác còn thiếu theo tính chất của hàng hóa theo quy định tại Nghị định này. Tổ chức, cá nhân ghi nhãn phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung ghi. Nội dung ghi trên nhãn phụ gồm cả nội dung được ghi bổ sung không làm hiểu sai nội dung trên nhãn gốc và phải phản ánh đúng bản chất và nguồn gốc của hàng hóa.
...
Theo đó, nội dung ghi trên nhãn phụ là nội dung dịch nguyên ra tiếng Việt từ các nội dung bắt buộc ghi trên nhãn gốc và bổ sung các nội dung bắt buộc khác còn thiếu theo tính chất của hàng hóa theo quy định tại Nghị định này.
Nội dung ghi trên nhãn phụ gồm cả nội dung được ghi bổ sung không làm hiểu sai nội dung trên nhãn gốc và phải phản ánh đúng bản chất và nguồn gốc của hàng hóa.
Lưu ý: Tổ chức, cá nhân ghi nhãn phụ phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung ghi trên nhãn.
Huỳnh Lê Bình Nhi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Nhãn phụ có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu hợp đồng xây dựng nhà xưởng là mẫu nào? Có được áp dụng hợp đồng trọn gói đối với hợp đồng xây dựng nhà xưởng không?
- Người lao động có được xin tạm ứng tiền lương không? Mẫu đơn đề nghị tạm ứng tiền lương dành cho người lao động hiện nay?
- Mẫu Báo cáo kiểm điểm Ban chấp hành đoàn mới nhất? Quy trình bầu Ban Chấp hành đoàn khoá mới thế nào?
- Download mẫu giấy ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai? Thời hạn đại diện giải quyết tranh chấp đất đai theo giấy ủy quyền?
- Mẫu nhận xét đánh giá đảng viên của chi bộ? Hướng dẫn chi bộ nhận xét đánh giá đảng viên thế nào?