Nhãn trên bó hoặc cuộn thép làm cốt bê tông tối thiểu phải bao gồm các thông tin gì? Việc quản lý đối với thép làm cốt bê tông được quy định thế nào?
Nhãn trên bó hoặc cuộn thép làm cốt bê tông tối thiểu phải bao gồm các thông tin gì?
Thép làm cốt bê tông (Hình từ Internet)
Về nhãn ghi thép làm cốt bê tông bao gồm các thông tin theo Mục 4 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 07:2019/BKHCN ban hành kèm theo Thông tư 13/2019/TT-BKHCN:
QUY ĐỊNH GHI NHÃN
4.1. Việc ghi nhãn hàng hóa phải thực hiện theo quy định tại Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa và các quy định hiện hành liên quan đến xuất xứ hàng hóa.
4.2. Nhãn trên bó hoặc cuộn thép làm cốt bê tông tối thiểu phải bao gồm các thông tin sau:
- Tên, địa chỉ cửa cơ sở sản xuất, nhập khẩu;
- Tên sản phẩm;
- Xuất xứ hàng hóa;
- Định lượng: Khối lượng của bó hoặc cuộn;
- Thông số kỹ thuật, bao gồm:
- Số hiệu tiêu chuẩn do nhà sản xuất, nhập khẩu công bố áp dụng;
- Mác thép;
- Đường kính danh nghĩa;
- Riêng đối với thép cốt bê tông dự ứng lực, phải bổ sung thêm thông tin về giới hạn bền kéo danh nghĩa vô số cuộn hoặc số bó thanh liên quan đến phiếu ghi kết quả thử nghiệm.
- Tháng, năm sản xuất;
- Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.
4.3. Thông tin ghi thêm trên thép thanh, thép dây phải đáp ứng các yêu cầu sau:
4.3.1 Mác thép và đường kính danh nghĩa của thép thanh và thép dây sản xuất, nhập khẩu thực hiện theo tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn quốc gia các nước ASEAN, tiêu chuẩn BS, ASTM, GOST, JIS, KS, GB, IS, CNS hiện hành tương ứng do nhà sản xuất, nhập khẩu công bố áp dụng.
4.3.2 Đối với thép sản xuất theo TCVN 1651-2:2018, Thép cốt bê tông - Phần 2: Thép thanh vằn, trên mỗi thanh thép vằn phải được ghi nhãn trong quá trình cán theo thứ tự sau:
- Logo hoặc tên hoặc chữ viết tắt của nhà sản xuất;
- Ký hiệu của mác thép:
CB300 hoặc CB3;
CB400 hoặc CB4;
CB500 hoặc CB5;
CB600 hoặc CB6.
- Đường kính danh nghĩa d (bao gồm chữ “d” và giá trị đường kính danh nghĩa cụ thể).
Ví dụ: ABCDE CB400 d 20 hoặc ABCDE CB4 d 20, (trong đó ABCDE là logo của nhà sản xuất, CB400 hoặc CB4 là ký hiệu của mác thép, d 20 là đường kính danh nghĩa 20 mm).
Theo đó, nhãn trên bó hoặc cuộn thép làm cốt bê tông tối thiểu phải bao gồm các thông tin bao gồm tên, địa chỉ cửa cơ sở sản xuất, nhập khẩu; tên sản phẩm; xuất xứ hàng hóa; định lượng:
+ Khối lượng của bó hoặc cuộn;
+ Thông số kỹ thuật, bao gồm số hiệu tiêu chuẩn do nhà sản xuất, nhập khẩu công bố áp dụng;
+ Mác thép;
+ Đường kính danh nghĩa; riêng đối với thép cốt bê tông dự ứng lực, phải bổ sung thêm thông tin về giới hạn bền kéo danh nghĩa vô số cuộn hoặc số bó thanh liên quan đến phiếu ghi kết quả thử nghiệm;
+ Tháng, năm sản xuất;
+ Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.
Việc quản lý đối với thép làm cốt bê tông được quy định thế nào?
Căn cứ Mục 5 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 07:2019/BKHCN ban hành kèm theo Thông tư 13/2019/TT-BKHCN thì việc quản lý đối với thép làm cốt bê tông được quy định như sau:
- Thép làm cốt bê tông sản xuất trong nước phải được công bố hợp quy phù hợp với các quy định tại mục 2, được gắn dấu hợp quy (dấu CR) và có nhãn phù hợp với các quy định tại mục 4 của Quy chuẩn kỹ thuật này trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.
- Việc công bố hợp quy thép làm cốt bê tông phù hợp với quy định tại mục 2 của Quy chuẩn kỹ thuật này thực hiện theo quy định tại Thông tư 28/2012/TT-BKHCN và Thông tư 02/2017/TT-BKHCN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 28/2012/TT-BKHCN, căn cứ trên cơ sở kết quả đánh giá sự phù hợp của tổ chức chứng nhận đã đăng ký lĩnh vực hoạt động theo quy định tại Nghị định 107/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp hoặc được thừa nhận theo quy định của pháp luật.
- Việc thử nghiệm phục vụ công bố hợp quy được thực hiện tại tổ chức thử nghiệm do Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng chỉ định theo quy định của pháp luật.
- Thép làm cốt bê tông nhập khẩu phải được kiểm tra nhà nước về chất lượng phù hợp với các quy định tại mục 2, được gắn dấu hợp quy (dấu CR) và có nhãn phù hợp với các quy định tại mục 4 của Quy chuẩn kỹ thuật này trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.
- Việc kiểm tra chất lượng thép làm cốt bê tông được nhập khẩu thực hiện theo quy định tại khoản 2b Điều 7 bổ sung Nghị định 132/2008/NĐ-CP (được quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định 74/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 132/2008/NĐ-CP và khoản 1 Điều 4 Nghị định 154/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và một số quy định về kiểm tra chuyên ngành.
- Việc thử nghiệm phục vụ hoạt động đánh giá sự phù hợp đối với thép làm cốt bê tông nhập khẩu được thực hiện tại tổ chức thử nghiệm do Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng chỉ định theo quy định của pháp luật.
- Việc miễn kiểm tra chất lượng thép làm cốt bê tông nhập khẩu được thực hiện theo quy định tại khoản 7 Điều 7 Nghị định 132/2008/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 132/2008/NĐ-CP và được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 4 Nghị định 154/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và một số quy định về kiểm tra chuyên ngành.
- Các phương thức đánh giá sự phù hợp làm cơ sở cho việc công bố hợp quy, kiểm tra nhà nước về chất lượng thép làm cốt bê tông được quy định tại Điều 5 và Phụ lục II của Quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật ban hành kèm theo Thông tư 28/2012/TT-BKHCN.
+ Đối với thép làm cốt bê tông sản xuất trong nước, áp dụng phương thức đánh giá sự phù hợp là chứng nhận hợp quy theo Phương thức 5 (Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất) tại cơ sở sản xuất. Trường hợp cơ sở sản xuất không thể áp dụng các yêu cầu đảm bảo chất lượng theo Phương thức 5 thì phải chứng nhận hợp quy theo Phương thức 7 (Thử nghiệm mẫu đại diện, đánh giá sự phù hợp của lô sản phẩm, hàng hóa) cho từng lô sản phẩm.
+ Đối với thép làm cốt bê tông nhập khẩu, áp dụng phương thức đánh giá sự phù hợp là chứng nhận hợp quy, giám định phù hợp quy chuẩn theo Phương thức 7 (Thử nghiệm mẫu đại diện, đánh giá sự phù hợp của lô sản phẩm, hàng hóa) đối với từng lô hàng hóa. Trường hợp nhà nhập khẩu có yêu cầu chứng nhận tại cơ sở sản xuất của nước xuất khẩu thì áp dụng chứng nhận hợp quy theo Phương thức 5 (Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất) được quy định tại mục 5.3.1.
+ Khi hàng hóa được chứng nhận hợp quy, giám định phù hợp quy chuẩn theo Phương thức 7, mẫu được lấy ngẫu nhiên đại diện cho lô hàng hóa theo tiêu chuẩn TCVN 7790-1:2007 (ISO 2859-1:1999), bậc kiểm tra S2, phương án lấy mẫu một lần trong kiểm tra thường, giới hạn chất lượng chấp nhận (AQL) = 1,5 để kiểm tra ngoại quan, tính đồng nhất của lô hàng hóa. số mẫu để thử nghiệm được lấy tối đa không quá 03 (ba) mẫu.
+ Đối với chỉ tiêu độ phục hồi ứng suất đẳng nhiệt và độ bền mỏi phải tiến hành thử nghiệm lần đầu và cho phép sử dụng kết quả thử nghiệm của sản phẩm thép làm cốt bê tông có cùng mác, cùng đường kính danh nghĩa, cùng nhà sản xuất, cùng đơn vị nhập khẩu (đối với hàng hóa nhập khẩu) để thực hiện chứng nhận hoặc công bố trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày ban hành kết quả thử nghiệm.
+ Hiệu lực của Giấy chứng nhận hợp quy hoặc Chứng thư giám định chất lượng đối với Phương thức 7 chỉ có giá trị đối với từng lô hàng hóa hoặc lô sản phẩm được lấy mẫu đánh giá hợp quy; đối với Phương thức 5, Giấy chứng nhận có hiệu lực không quá 3 năm.
- Nguyên tắc thừa nhận kết quả đánh giá sự phù hợp, sử dụng kết quả thử nghiệm.
+ Tổ chức đánh giá sự phù hợp (tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định) có thể xem xét sử dụng kết quả thử nghiệm của tổ chức thử nghiệm tại nước xuất khẩu để phục vụ chứng nhận, giám định nếu tổ chức thử nghiệm đó có đủ năng lực và đáp ứng các quy định tại tiêu chuẩn TCVN ISO/IEC 17025.
+ Trước khi sử dụng kết quả thử nghiệm của các tổ chức đánh giá sự phù hợp tại nước xuất khẩu, tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định phải gửi thông báo về Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng để theo dõi và quản lý. Khi cần thiết Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng sẽ tổ chức kiểm tra (hậu kiểm) việc sử dụng kết quả thử nghiệm của các tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định.
+ Khi sử dụng kết quả thử nghiệm của các tổ chức đánh giá sự phù hợp tại nước xuất khẩu, tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định phải chịu trách nhiệm về kết quả chứng nhận, giám định của mình.
Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất thép làm cốt bê tông phải thực hiện những gì?
Theo Mục 6 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 07:2019/BKHCN ban hành kèm theo Thông tư 13/2019/TT-BKHCN quy định về trách nhiệm của tổ chức cá nhân sản xuất thép làm cốt bê tông như sau:
TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
6.1. Tổ chức, cá nhân sản xuất thép làm cốt bê tông trong nước phải thực hiện việc công bố tiêu chuẩn áp dụng, công bố hợp quy, gắn dấu hợp quy (CR) và ghi nhãn hàng hóa phù hợp với các yêu cầu quy định tại mục 2, mục 4 và tuân thủ quy định về quản lý tại mục 5 của Quy chuẩn kỹ thuật này và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
6.2. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu thép làm cốt bê tông phải thực hiện đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu, gắn dấu hợp quy (CR) và ghi nhãn phù hợp với các yêu cầu quy định tại mục 2, mục 4 và tuân thủ quy định quản lý tại mục 5 của Quy chuẩn kỹ thuật này và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
6.3. Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu thép làm cốt bê tông có trách nhiệm lưu giữ hồ sơ công bố hợp quy đối với thép làm cốt bê tông sản xuất trong nước và hồ sơ đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng lô hàng hóa đối với thép làm cốt bê tông nhập khẩu.
Như vậy, tổ chức, cá nhân sản xuất thép làm cốt bê tông trong nước phải thực hiện việc công bố tiêu chuẩn áp dụng, công bố hợp quy, gắn dấu hợp quy (CR) và ghi nhãn hàng hóa phù hợp với các yêu cầu và có trách nhiệm lưu giữ hồ sơ công bố hợp quy đối với thép làm cốt bê tông sản xuất trong nước và hồ sơ đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng lô hàng hóa đối với thép làm cốt bê tông nhập khẩu.
Phạm Lan Anh
- Mục 6 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 07:2019/BKHCN
- khoản 7 Điều 7 Nghị định 132/2008/NĐ-CP
- khoản 1 Điều 4 Nghị định 154/2018/NĐ-CP
- Nghị định 132/2008/NĐ-CP
- khoản 3 Điều 1 Nghị định 74/2018/NĐ-CP
- Nghị định 107/2016/NĐ-CP
- Thông tư 02/2017/TT-BKHCN
- Thông tư 28/2012/TT-BKHCN
- Mục 5 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 07:2019/BKHCN
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thép làm cốt bê tông có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu lời chúc tốt nghiệp đại học ngắn gọn, hài hước dành cho bạn thân? Học xong bao nhiêu tín chỉ mới được tốt nghiệp đại học?
- Chuyển tải là gì? Chỉ được chuyển tải trên phương tiện vận tải đang chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan khi nào?
- Mẫu Bản kiểm điểm đảng viên cuối năm của Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND xã? Tiêu chuẩn để trở thành Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND xã là gì?
- Đại hội Anh hùng chiến sĩ thi đua và dũng sĩ các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam lần thứ nhất được tổ chức vào thời gian nào?
- Nghị quyết 18-NQ/TW đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị? Toàn văn Nghị quyết 18-NQ/TW khóa XII ở đâu?