Đồn biên phòng có được thành lập Hội đồng quân nhân không? Hội đồng quân nhân có chức năng và nhiệm vụ gì?
Đồn biên phòng có được thành lập Hội đồng quân nhân không?
Căn cứ vào Điều 3 Thông tư 165/2018/TT-BQP năm 2018 thì Hội đồng quân nhân là tổ chức đại diện cho quân nhân, công chức, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng; được thành lập ở cơ quan, đơn vị; do đại hội quân nhân bầu ra để thực hiện phát huy dân chủ về quân sự - chuyên môn, chính trị, kinh tế - đời sống ở cơ quan, đơn vị.
Bên cạnh đó, theo Điều 5 Thông tư 165/2018/TT-BQP năm 2018 quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng quân nhân trong Quân đội nhân dân Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành như sau:
Tổ chức Hội đồng quân nhân
1. Hội đồng quân nhân được thành lập ở các cơ quan, đơn vị.
a) Đại đội; tiểu đoàn bộ; đồn biên phòng; đội cảnh sát biển; hải đội biên phòng; tiểu khu biên phòng; trạm cảnh sát biển; tiểu đoàn tên lửa phòng không; phi đội không quân; khối cơ quan lữ đoàn, trung đoàn, đoàn cảnh sát biển, ban chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị tương đương.
b) Cấp phòng của cơ quan sư đoàn, bộ tư lệnh vùng (Hải quân và Cảnh sát biển), bộ chỉ huy quân sự, bộ chỉ huy bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố và đơn vị tương đương; khối cơ quan sư đoàn khung thường trực; trung đoàn khung thường trực và đơn vị tương đương.
c) Cấp cục và tương đương.
d) Lớp học, đại đội học viên, khoa, ban, phòng và tương đương của học viện, nhà trường, trung tâm, viện nghiên cứu, bệnh viện.
đ) Các tổng kho, kho, trạm, xưởng, khối cơ quan doanh nghiệp trực thuộc Bộ Quốc phòng.
e) Cơ quan, đơn vị còn lại, căn cứ vào tổ chức biên chế, nhiệm vụ và tính chất hoạt động của từng đơn vị để thành lập Hội đồng quân nhân (có thể thành lập ghép) cho phù hợp theo quy định tại các điểm a, b, Khoản này.
2. Cơ quan, đơn vị không thành lập Hội đồng quân nhân.
a) Cơ quan, đơn vị có quân số dưới 10 người.
b) Các đơn vị sự nghiệp công lập ở cơ sở.
Như vậy, đồn biên phòng cũng được thành lập Hội đồng quân nhân nếu như đồn biên phòng đó có quân số không dưới 10 người.
Hội đồng quân nhân (Hình từ Internet)
Hội đồng quân nhân có chức năng và nhiệm vụ gì?
Căn cứ vào Điều 7 Thông tư 165/2018/TT-BQP năm 2018 quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng quân nhân trong Quân đội nhân dân Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành như sau:
Chức năng của Hội đồng quân nhân
Hội đồng quân nhân căn cứ vào nghị quyết của cấp ủy, chi bộ, kế hoạch tổ chức thực hiện nhiệm vụ của người chỉ huy, chính ủy, chính trị viên (bí thư); tình hình nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị để hướng dẫn và tổ chức cho quân nhân, công chức, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng thực hiện và phát huy dân chủ trên các mặt quân sự - chuyên môn, chính trị, kinh tế - đời sống.
Như vậy, Hội đồng quân nhân có chức năng sau đây:
- Căn cứ vào nghị quyết của cấp ủy, chi bộ, kế hoạch tổ chức thực hiện nhiệm vụ của người chỉ huy, chính ủy, chính trị viên (bí thư);
- Căn cứ vào tình hình nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị để hướng dẫn và tổ chức cho quân nhân, công chức, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng thực hiện và phát huy dân chủ trên các mặt quân sự - chuyên môn, chính trị, kinh tế - đời sống.
Bên cạnh đó, Điều 8 Thông tư 165/2018/TT-BQP năm 2018 cũng quy định về nhiệm vụ của Hội đồng quân nhân như sau:
- Tuyên truyền, vận động quân nhân, công chức, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, điều lệnh, điều lệ, quy định, nhiệm vụ của Quân đội và đơn vị.
- Xây dựng mối đoàn kết, thống nhất trong cơ quan, đơn vị, phát huy vai trò của quân nhân, công chức, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng thực hiện dân chủ về quân sự - chuyên môn, chính trị, kinh tế - đời sống.
- Đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng và tham gia tư vấn tâm lý, tư vấn pháp luật cho quân nhân, công chức, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị.
- Tham gia góp ý xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, tổ chức đảng trong sạch vững mạnh, cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện.
- Tham gia giám sát và phản biện xã hội theo phạm vi, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn.
- Tiếp nhận, tổng hợp ý kiến kiến nghị, phản ánh của quân nhân, công chức, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị báo cáo với bí thư cấp ủy (chi bộ), người chỉ huy, chính ủy, chính trị viên.
- Báo cáo bí thư cấp ủy (chi bộ), người chỉ huy, chính ủy, chính trị viên cơ quan, đơn vị về tình hình tổ chức và kết quả hoạt động của Hội đồng quân nhân.
Hội đồng quân nhân có tham gia vào bình xét khen thưởng, kỷ luật của đơn vị không?
Căn cứ vào Điều 9 Thông tư 165/2018/TT-BQP năm 2018 quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng quân nhân trong Quân đội nhân dân Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành như sau:
Quyền hạn của Hội đồng quân nhân
1. Hội đồng quân nhân được bí thư cấp ủy (chi bộ), người chỉ huy, chính ủy, chính trị viên ở cơ quan, đơn vị thông báo tình hình, nhiệm vụ chính trị, chủ trương lãnh đạo, kế hoạch và biện pháp tổ chức thực hiện hằng tháng, quý, năm; phổ biến về thời sự, chính sách, pháp luật, các chế độ, tiêu chuẩn và những quy định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân, công chức, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng.
2. Tham gia ý kiến vào việc thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị; giám sát, phản biện xã hội những vấn đề có liên quan đến tổ chức, hoạt động của Hội đồng quân nhân, quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân, công chức, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng; tham gia giám sát cấp ủy, người đứng đầu, cán bộ chủ chốt, cán bộ, đảng viên về tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống; góp ý đối với cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên.
3. Tham gia bình xét khen thưởng, kỷ luật trong cơ quan, đơn vị.
4. Chủ tịch Hội đồng quân nhân có trách nhiệm báo cáo xin ý kiến bí thư cấp ủy (chi bộ), người chỉ huy, chính ủy, chính trị viên nội dung, thời gian sinh hoạt Hội đồng quân nhân, tập thể quân nhân và thông báo, quán triệt cho Hội đồng quân nhân và tập thể quân nhân để tổ chức thực hiện.
Như vậy, Hội đồng quân nhân có các quyền hạn kể trên. Trong đó thì Hội đồng quân nhân cũng tham gia bình xét khen thưởng, kỷ luật trong cơ quan, đơn vị.
Nguyễn Hoàng Tuấn Kiệt
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Đồn biên phòng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người nộp thuế được xóa nợ tiền thuế trong trường hợp nào? Ai thực hiện việc lập hồ sơ xóa nợ tiền thuế?
- Khi nào thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 12 tháng? Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật lao động khiển trách và kéo dài thời hạn nâng lương cùng lúc được không?
- Công trình xử lý chất thải là gì? Đất công trình xử lý chất thải là gì? Đất công trình xử lý chất thải thuộc nhóm đất nào?
- Sau khi nộp tiền thuế, người nộp thuế có được nhận chứng từ thu tiền thuế? Trách nhiệm nộp tiền thuế của người nộp thuế?
- Bảo hiểm nhân thọ là gì? Nguyên tắc thế quyền có được áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không?