Đơn vị sự nghiệp công lập có được tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp hay không?
- Đơn vị sự nghiệp công lập có được tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp hay không?
- Đơn vị sự nghiệp công lập tổ chức thi, xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp theo nguyên tắc thế nào?
- Đơn vị sự nghiệp công lập khi tổ chức thi, xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp có các nhiệm vụ và quyền hạn thế nào?
Đơn vị sự nghiệp công lập có được tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp hay không?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 66 Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định như sau:
"Điều 66. Nhiệm vụ và quyền hạn của đơn vị sự nghiệp công lập
...
2. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên, chi đầu tư và đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên, ngoài các nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại khoản 1 Điều này còn có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:
a) Quyết định danh mục vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc theo quy định của Đảng và của pháp luật;
b) Tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật và theo phân công, phân cấp;
c) Quyết định cử viên chức tham dự các cuộc hội thảo, hội nghị, nghiên cứu khảo sát và học tập kinh nghiệm ở nước ngoài theo phân cấp."
Theo đó, anh xem lại đơn vị mình đã đủ điều kiện tự bảo đảm chi thường xuyên hay chưa, nếu đủ điều kiện này rồi thì có thể tự tổ chức thi hoặc xét thăng hạng. Quy trình tổ chức thi hoặc xét thăng hạng được áp dụng theo hướng dẫn tại Nghị định 115 này.
Anh liên hệ cơ quan chủ quản để xác định lại chế độ tự chủ của đơn vị mình.
Đơn vị sự nghiệp công lập có được tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp hay không?
Đơn vị sự nghiệp công lập tổ chức thi, xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp theo nguyên tắc thế nào?
Tại Điều 31 Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định nguyên tắc và nguyên tắc để tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp như sau:
- Việc thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp phải căn cứ vào: vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp.
Đồng thơi phải phù hợp với cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp của đơn vị sự nghiệp công lập đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Viên chức được đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp nếu đơn vị sự nghiệp công lập có nhu cầu và đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của pháp luật.
- Kỳ thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp được tổ chức theo nguyên tắc bình đẳng, công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật.
Đơn vị sự nghiệp công lập khi tổ chức thi, xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp có các nhiệm vụ và quyền hạn thế nào?
Tại Điều 34 Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp như sau:
"Điều 34. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp
Khi tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp cao hơn liền kề trong cùng lĩnh vực sự nghiệp, người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp quy định tại Điều 33 Nghị định này thực hiện các nhiệm vụ sau:
1. Xây dựng Đề án tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp;
2. Tổng hợp nhu cầu chỉ tiêu thăng hạng chức danh nghề nghiệp và danh sách viên chức có đủ tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp;
3. Thành lập Hội đồng thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp;
4. Quyết định tổ chức kỳ thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp;
5. Công nhận kết quả kỳ thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp;
6. Kiểm tra, giám sát việc tổ chức thi hoặc xét của Hội đồng thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp."
Tại Điều 33 Nghị định 115/2020/NĐ-CP có quy định về thẩm quyền của đơn vị sự nghiệp công lập như sau:
"Điều 33. Phân công, phân cấp tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp cao hơn liền kề trong cùng lĩnh vực sự nghiệp
1. Bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành chủ trì tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp hạng I, sau khi có ý kiến của Bộ Nội vụ về nội dung đề án và chỉ tiêu thăng hạng.
2. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp hạng II, sau khi có ý kiến của Bộ Nội vụ về nội dung đề án và chỉ tiêu thăng hạng.
3. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định về chỉ tiêu thăng hạng và tổ chức hoặc phân cấp, ủy quyền cho các cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp hạng III và hạng IV.
4. Việc phân công, phân cấp tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp trong các đơn vị sự nghiệp công lập của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thực hiện theo quy định của cơ quan có thẩm quyền của Đảng."
Ngô Diễm Quỳnh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Đơn vị sự nghiệp công lập có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức quản lý kinh doanh nhà là tài sản công không sử dụng để ở phải thực hiện đánh giá lại hiện trạng nhà hàng năm đúng không?
- Đảng viên được miễn công tác và sinh hoạt đảng có phải làm kiểm điểm cuối năm không? Có được dự đại hội đảng viên?
- Mẫu Báo cáo tổng kết công tác thi đua khen thưởng trường mầm non cuối năm? Tải về file word mẫu báo cáo?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể ban thường vụ cấp ủy cơ sở mới nhất? Nơi không có ban thường vụ thì kiểm điểm ban chấp hành đúng không?
- Thời hạn thực hiện quyết toán hợp đồng xây dựng sử dụng vốn đầu tư công không được vượt quá bao lâu?