Đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư có phải xây dựng Đề án vị trí việc làm không?
Dựa vào căn cứ nào xác định vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 106/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Căn cứ xác định vị trí việc làm, số lượng người làm việc và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp
1. Căn cứ xác định vị trí việc làm bao gồm:
a) Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập;
b) Mức độ phức tạp, tính chất, đặc điểm, quy mô hoạt động; phạm vi, đối tượng phục vụ; quy trình quản lý chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
2. Căn cứ xác định số lượng người làm việc bao gồm:
a) Vị trí việc làm và khối lượng công việc thực tế tại từng vị trí việc làm của đơn vị sự nghiệp công lập;
b) Mức độ hiện đại hóa công sở, trang thiết bị, phương tiện làm việc và ứng dụng công nghệ thông tin;
c) Thực trạng quản lý, sử dụng số lượng người làm việc được giao của đơn vị.
3. Căn cứ xác định cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp bao gồm:
a) Danh mục vị trí việc làm;
b) Mức độ phức tạp của công việc của vị trí việc làm;
c) Tiêu chuẩn, chức danh nghề nghiệp viên chức tương ứng với vị trí việc làm.
Như vậy, căn cứ xác định vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập bao gồm:
- Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập;
- Mức độ phức tạp, tính chất, đặc điểm, quy mô hoạt động; phạm vi, đối tượng phục vụ; quy trình quản lý chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư có phải xây dựng Đề án vị trí việc làm không? (Hình từ Internet)
Đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư có phải xây dựng Đề án vị trí việc làm không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 106/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Trình tự phê duyệt vị trí việc làm
1. Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Nghị định này, đơn vị sự nghiệp công lập xây dựng Đề án vị trí việc làm, tổ chức thẩm định và trình người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập để trình Hội đồng quản lý thông qua; người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định phê duyệt vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp của đơn vị sau khi được Hội đồng quản lý thông qua.
2. Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Nghị định này và văn bản hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền về vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp theo ngành, lĩnh vực, đơn vị sự nghiệp công lập xây dựng Đề án vị trí việc làm, tổ chức thẩm định và trình người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định phê duyệt vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp của đơn vị. Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập có Hội đồng quản lý thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập phải trình Hội đồng quản lý thông qua trước khi quyết định phê duyệt vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp.
...
Theo đó, đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư cần thực hiện như sau:
- Đơn vị sự nghiệp công lập xây dựng Đề án vị trí việc làm, tổ chức thẩm định và trình người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập để trình Hội đồng quản lý thông qua;
- Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định phê duyệt vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp của đơn vị sau khi được Hội đồng quản lý thông qua.
Do đó, đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư cần phải xây dựng Đề án vị trí việc làm, tổ chức thẩm định và trình người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập để trình Hội đồng quản lý thông qua.
Hồ sơ đề nghị thẩm định Đề án vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập gồm những giấy tờ gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 7 Nghị định 106/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Hồ sơ và thời hạn thẩm định Đề án vị trí việc làm
1. Hồ sơ đề nghị thẩm định Đề án vị trí việc làm gồm:
a) Văn bản đề nghị thẩm định Đề án vị trí việc làm;
b) Đề án vị trí việc làm;
c) Bản sao các văn bản của cơ quan có thẩm quyền quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập;
d) Các văn bản khác có liên quan đến việc xây dựng đề án vị trí việc làm (nếu có).
2. Nội dung Đề án vị trí việc làm gồm:
a) Sự cần thiết và cơ sở pháp lý của việc xây dựng Đề án vị trí việc làm;
b) Thống kê và phân nhóm công việc theo chức năng, nhiệm vụ, tính chất, mức độ phức tạp;
c) Xác định vị trí việc làm, trong đó có: Bản mô tả vị trí việc làm, khung năng lực, chức danh nghề nghiệp của từng vị trí việc làm;
...
Như vậy, hồ sơ đề nghị thẩm định Đề án vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập bao gồm:
- Văn bản đề nghị thẩm định Đề án vị trí việc làm;
- Đề án vị trí việc làm;
- Bản sao các văn bản của cơ quan có thẩm quyền quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập;
- Các văn bản khác có liên quan đến việc xây dựng đề án vị trí việc làm (nếu có).
Trịnh Kim Quốc Dũng
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Đề án vị trí việc làm có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?
- Mẫu biên bản thỏa thuận về việc góp vốn kinh doanh mua bất động sản, đất đai mới nhất? Tải về ở đâu?
- Hướng dẫn cách viết mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng công chức? Công chức được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành xuất sắc khi nào?