Đơn vị vận tải khách du lịch đường bộ chở khách du lịch không theo hợp đồng với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành bị phạt bao nhiêu?
- Kinh doanh vận tải khách du lịch đường bộ có thuộc các hình thức kinh doanh vận tải khách du lịch theo quy định của pháp luật không?
- Đơn vị kinh doanh vận tải khách du lịch đường bộ có được chở khách du lịch không theo hợp đồng với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành không?
- Đơn vị kinh doanh vận tải khách du lịch đường bộ chở khách du lịch không theo hợp đồng với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành bị phạt bao nhiêu?
Kinh doanh vận tải khách du lịch đường bộ có thuộc các hình thức kinh doanh vận tải khách du lịch theo quy định của pháp luật không?
Căn cứ Điều 45 Luật Du lịch 2017 quy định như sau:
Kinh doanh vận tải khách du lịch
1. Kinh doanh vận tải khách du lịch là việc cung cấp dịch vụ vận tải đường hàng không, đường biển, đường thủy nội địa, đường sắt, đường bộ chuyên phục vụ khách du lịch theo chương trình du lịch, tại khu du lịch, điểm du lịch.
2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải khách du lịch quy định tại khoản 1 Điều này phải đáp ứng điều kiện kinh doanh vận tải; quy chuẩn kỹ thuật, bảo vệ môi trường của phương tiện vận tải; điều kiện của người điều khiển phương tiện vận tải, nhân viên phục vụ, trang thiết bị, chất lượng dịch vụ trên từng loại phương tiện vận tải theo quy định của pháp luật.
3. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định điều kiện của người điều khiển phương tiện, nhân viên phục vụ, trang thiết bị, chất lượng dịch vụ trên phương tiện vận tải khách du lịch sau khi có ý kiến của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Theo đó, kinh doanh vận tải khách du lịch đường bộ là một trong các hình thức kinh doanh vận tải khách du lịch theo quy định của pháp luật, ngoài ra còn có dịch vụ vận tải đường hàng không, đường biển, đường thủy nội địa, đường sắt.
Đơn vị vận tải khách du lịch đường bộ chở khách du lịch không theo hợp đồng với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành bị phạt bao nhiêu? (hình từ Internet)
Đơn vị kinh doanh vận tải khách du lịch đường bộ có được chở khách du lịch không theo hợp đồng với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành không?
Tại Điều 47 Luật Du lịch 2017 quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải khách du lịch như sau:
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải khách du lịch
1. Vận tải khách du lịch theo hợp đồng với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành, với khách du lịch theo hành trình, tuyến đường phù hợp.
2. Mua bảo hiểm cho khách du lịch theo phương tiện vận tải.
3. Bảo đảm các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định trong suốt quá trình khai thác, sử dụng phương tiện vận tải.
4. Gắn biển hiệu vận tải khách du lịch ở nơi dễ nhận biết trên phương tiện vận tải.
Như vậy, đơn vị kinh doanh vận tải khách du lịch đường bộ không được chở khách du lịch không theo hợp đồng với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành, nếu vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Đơn vị kinh doanh vận tải khách du lịch đường bộ chở khách du lịch không theo hợp đồng với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành bị phạt bao nhiêu?
Căn cứ Điều 17 Nghị định 45/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về vận tải khách du lịch bằng đường bộ
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Vận tải khách du lịch không theo hợp đồng với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành hoặc với khách du lịch theo hành trình, tuyến đường phù hợp;
b) Không có hợp đồng vận tải khách du lịch theo quy định;
c) Không xuất trình được danh sách khách du lịch theo quy định.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không gắn biển hiệu phương tiện vận tải khách du lịch theo quy định.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không có thùng chứa đồ uống đối với xe ô tô vận tải khách du lịch;
b) Không có dụng cụ y tế sơ cấp cứu, túi thuốc dự phòng đối với xe ô tô vận tải khách du lịch;
c) Không có rèm cửa chống nắng đối với xe ô tô vận tải khách du lịch từ 09 chỗ trở lên;
d) Không có thùng đựng rác đối với xe ô tô vận tải khách du lịch từ 09 chỗ trở lên;
đ) Không có micro đối với xe ô tô vận tải khách du lịch từ 24 chỗ trở lên (trừ ô tô chuyên dụng caravan);
e) Không có vị trí dành cho người cao tuổi, người khuyết tật theo quy định đối với xe ô tô vận tải khách du lịch từ 24 chỗ trở lên (trừ ô tô chuyên dụng caravan).
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng nhân viên phục vụ khách du lịch không bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định;
b) Sử dụng người điều khiển phương tiện vận tải khách du lịch không đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng biển hiệu vận tải khách du lịch trong thời gian từ 01 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 4 Điều này.
Đối chiếu với quy định này, trường hợp cá nhân kinh doanh vận tải khách du lịch đường bộ chở khách du lịch không theo hợp đồng với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành sẽ bị xử lý hành chính với mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Đối với tổ chức kinh doanh dịch vụ vận tải khách du lịch vi phạm quy định trên sẽ bị xử lý hành chính với mức phạt tiền nhân hai. (theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 45/2019/NĐ-CP).
Phạm Thị Xuân Hương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Kinh doanh vận tải hành khách có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế hoạch quản lý khai thác nhà đất là tài sản công không sử dụng để ở gồm những gì? Thời hạn lập Kế hoạch quản lý khai thác nhà đất?
- Phổ cập giáo dục là gì? Nhà nước thực hiện phổ cập giáo dục cho cấp học nào? Ai thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục?
- 03 cấp đào tạo lý luận chính trị theo quy định? Trung tâm chính trị cấp huyện đào tạo cấp lý luận chính trị nào?
- Mẫu Đơn đề nghị tách hội mới nhất? Hướng dẫn lập đơn đề nghị tách hội? Tải về mẫu đơn đề nghị tách hội ở đâu?
- Tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu cho phép đối với các loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng trên đường cao tốc theo Thông tư 38/2024 thế nào?