Đơn xin gặp mặt người bị tạm giam hiện nay có cần xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường hay không?
Đơn xin gặp mặt người bị tạm giam hiện nay có cần xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường hay không?
Đơn xin gặp mặt người bị tạm giam hiện nay có cần xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường hay không, thì căn cứ Điều 4 Thông tư 34/2017/TT-BCA quy định:
Đối tượng, thủ tục thăm gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam
1. Thân nhân đến thăm gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam được quy định tại khoản 8, Điều 3 của Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam.
2. Thân nhân đến thăm gặp phải xuất trình, một trong các loại giấy tờ tùy thân sau: Giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu, thẻ căn cước công dân, giấy xác nhận là cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, người dưới 14 tuổi phải có giấy khai sinh; giấy tờ xác nhận về quan hệ với người bị tạm giữ, người bị tạm giam. Trường hợp người đến thăm gặp không có giấy tờ chứng minh quan hệ thì phải có đơn đề nghị, có xác nhận của Ủy ban nhân dân hoặc cơ quan có thẩm quyền; trường hợp người đến thăm gặp không có giấy tờ tùy thân thì đơn đề nghị thăm gặp phải dán ảnh và đóng dấu giáp lai vào ảnh.
...
Theo đó, chỉ trong trường hợp người đến thăm gặp không có giấy tờ chứng minh quan hệ thì phải có đơn đề nghị, có xác nhận của Ủy ban nhân dân hoặc cơ quan có thẩm quyền; trường hợp người đến thăm gặp không có giấy tờ tùy thân thì đơn đề nghị thăm gặp phải dán ảnh và đóng dấu giáp lai vào ảnh.
Người bị tạm giam (Hình từ Internet)
Người bị tạm giam được gặp thân nhân bao nhiêu lần trong một tháng?
Thì theo khoản 4 Điều 4 Thông tư 34/2017/TT-BCA quy định như sau:
Đối tượng, thủ tục thăm gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam
...
3. Người bị tạm giữ được gặp thân nhân một lần trong thời gian tạm giữ, một lần trong mỗi lần gia hạn tạm giữ, kể cả ngày nghỉ, mỗi lần gặp không quá một giờ.
4. Người bị tạm giam được gặp thân nhân một lần trong một tháng, thời gian gặp trong giờ làm việc, mỗi lần gặp không quá một giờ. Thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định cụ thể thời điểm người bị tạm giữ, người bị tạm giam gặp thân nhân.
5. Trường hợp người bị tạm giữ chuyển sang bị tạm giam hoặc người bị tạm giam mà thời gian tạm giam không đủ một tháng trong tháng đó thì vẫn được giải quyết gặp thân nhân một lần.
6. Thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định bằng văn bản việc cho gặp thân nhân, nêu rõ thời điểm được gặp thân nhân, cán bộ quản lý trong thời gian thăm gặp và gửi quyết định cho cơ quan đang thụ lý vụ án biết. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam được gặp không quá 03 thân nhân trong mỗi lần gặp; các trường hợp khác do thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định.
7. Trường hợp cơ quan đang thụ lý vụ án có yêu cầu giám sát, theo dõi việc thăm gặp thì thủ trưởng cơ sở giam giữ thông báo thời điểm thăm gặp cho cơ quan đang thụ lý vụ án biết để phối hợp.
8. Ngôn ngữ sử dụng trong thăm gặp là tiếng Việt, trường hợp là người dân tộc ít người hoặc người nước ngoài không biết tiếng Việt thì phải có phiên dịch hoặc cán bộ biết tiếng dân tộc hoặc tiếng nước đó tham gia.
9. Khi người bị tạm giữ, người bị tạm giam và thân nhân của họ có các yêu cầu về giao dịch dân sự, cơ quan đang thụ lý vụ án có trách nhiệm phối hợp với cơ sở giam giữ để giải quyết theo đúng quy định của pháp luật.
Theo đó, người bị tạm giam được gặp thân nhân một lần trong một tháng, thời gian gặp trong giờ làm việc, mỗi lần gặp không quá một giờ.
Thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định cụ thể thời điểm người bị tạm giữ, người bị tạm giam gặp thân nhân.
Cơ sở giam giữ trong việc tổ chức cho người bị tạm giam gặp thân nhân có trách nhiệm như thế nào?
Cơ sở giam giữ trong việc tổ chức cho người bị tạm giam gặp thân nhân có trách nhiệm được quy định tại Điều 7 Thông tư 34/2017/TT-BCA như sau:
Trách nhiệm của cơ sở giam giữ trong việc tổ chức cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam gặp thân nhân
1. Thủ trưởng cơ sở giam giữ có trách nhiệm tổ chức cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam gặp thân nhân theo đúng quy định của pháp luật. Bố trí cán bộ là sỹ quan có trình độ, năng lực, kinh nghiệm trong công tác quản lý, giam giữ để làm nhiệm vụ tổ chức thăm gặp.
2. Cơ sở giam giữ có trách nhiệm bố trí phòng thăm gặp để tổ chức cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam gặp thân nhân, có treo biển “Phòng thăm gặp”, có vách ngăn, bảng niêm yết Nội quy cơ sở giam giữ, quy định về thăm gặp, hòm thư góp ý, bảng thông tin trợ giúp pháp lý.
3. Cán bộ làm nhiệm vụ tổ chức thăm gặp phải chấp hành đúng Điều lệnh Công an nhân dân; kiểm tra giấy tờ theo quy định và báo cáo thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định các trường hợp đề nghị thăm gặp; phổ biến Nội quy cơ sở giam giữ, quy định về việc thăm gặp cho người đến thăm gặp biết để chấp hành; ghi chép vào sổ theo dõi thăm gặp.
Nguyễn Nhật Vy
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Người bị tạm giam có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu hợp đồng giao khoán của hợp tác xã mới nhất? Hợp tác xã có được tự thiết kế biểu mẫu chứng từ kế toán không?
- Lịch đi nghĩa vụ quân sự năm 2025 chính thức thế nào? Chế độ báo cáo về việc tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2025?
- Mua trả chậm và mua trả góp khác nhau thế nào? Mức xử phạt hành chính đối với hành vi không thanh toán đúng hạn?
- Nhà nước có hỗ trợ hợp tác xã làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp hay không?
- Đua xe trái phép gây chết người có thể bị phạt tù đối với những tội nào? Con cái đua xe gây chết người thì cha mẹ giao xe có bị truy cứu hình sự?